Xảy Ra Trường Hợp Tử Vong Do Nhiễm Cúm A/H5N1 Tại Đồng Tháp

Ông Đoàn Tấn Bửu-Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp vừa cho biết, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2014. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị.U. (SN 1954), nghề nghiệp nội trợ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.
Ngày 22/1/2014, nạn nhân bị sốt cao, đến ngày 23/1/2014 được gia đình đưa đi Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Mới, An Giang điều trị. Đến ngày 27/1, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang tiếp tục điều trị, đến ngày 28/1 thì tử vong. Qua xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, ngày 29/1/2014, Viện Pasteur TPHCM thông báo bệnh nhân đã dương tính với cúm A/H5N1.
Khi gặp gia cầm nhiễm bệnh mọi người không nên ăn (ảnh: Mua bán gia cầm tại Chợ Cao lãnh)
Theo ông Đoàn Tấn Bửu, sau khi nhận được thông tin từ Viện Pasteur TPHCM, ngành y tế tỉnh và cơ quan thú y tỉnh đã phối hợp với địa phương tiến hành các bước cần thiết để không cho dịch bệnh lây lan và bùng phát như: phun thuốc tiêu độc khử trùng; tiêu hủy và lấy mẫu bệnh phẩm từ các đàn gia cầm có biểu hiện bệnh hoặc chết ở lân cận nơi nạn nhân sinh sống; theo dõi sức khỏe của những người đã tiếp xúc với nạn nhân...
Hiện Viện Pasteur TP.HCM đang tích cực phối hợp với ngành chức năng của tỉnh Đồng Tháp thực hiện các bước tiếp theo để dịch bệnh không lây lan trên địa bàn.
Được biết, trước khi tử vong, nạn nhân có có tiếp xúc với gia cầm.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi trâu tập trung theo hướng hàng hoá, chú trọng phát triển con giống và tăng nhanh số lượng tổng đàn, trong giai đoạn từ tháng 5.2013 đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên chủ trương thực hiện cải tạo, phát triển đàn trâu tại xã Trung Thành. Đến nay, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn xã.

Anh Nhi cho biết: “Sau khi đi tham quan tận mắt mô hình của người dân trong huyện và thấy được hiệu quả của loài vật nuôi này nên tôi quyết định mua về 6 con chồn bố mẹ, với nguồn vốn ban đầu gần 20 triệu đồng. Thời điểm đó, mỗi ký chồn bố mẹ có giá 950.000 đồng”.

Điển hình như trang trại của gia đình ông Nông Văn Phùng ở thôn Doãn Văn gồm hơn 10 ha với đủ loại cây trồng đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Theo như lời ông kể thì trước đây toàn bộ diện tích này, gia đình ông chỉ trồng cà phê, điều, cao su, nhưng năng suất còn thấp.

Phú Thọ là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 4 trong cả nước với tổng diện tích hơn 16,1 ngàn ha, năng suất chè bình quân đạt 9,4 – 9,8 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi năm 2014 ước đạt xấp xỉ 143 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 56 công ty, xí nghiệp chế biến chè xanh, chè đen với công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày; 1.200 cơ sở chế biến thủ công; 9 làng nghề chế biến chè. Sản phẩm chè của tỉnh hiện đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ 1.2014 toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích hơn 962/972 ha, trong đó có 90 ha nuôi thâm canh, bán thâm canh thả giống tôm thẻ chân trắng (TTCT), diện tích còn lại nuôi theo phương thức quảng canh cải tiến, nuôi tôm ghép với các đối tượng thủy sản khác.