Xảy Ra Hiện Tượng Rụng Trái Non Trên Cây Có Múi

Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Ở một số loại cây như xoài, nhãn... tỉ lệ trái non bị rụng phổ biến tới trên 90%. Tuy vậy, nếu bị rụng quá nhiều sẽ làm giảm năng suất trồng trọt và cần có các biện pháp hạn chế hiện tượng này.
Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có tổng diện tích cây ăn trái khoảng 4.157ha. Các loại cây chủ yếu như: cam, quýt, bưởi, nhãn... Trong đó, cây quýt hồng chiếm số diện tích trên 1.100ha. Thế nhưng, trong vụ đông xuân vừa qua, cây quýt hồng tại địa phương gặp phải hiện tượng rụng trái non khá nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Tình hình trên xảy ra chủ yếu ở một số xã có diện tích trồng quýt nhiều như: xã Tân Phước có 200ha, tỉ lệ rụng trái non là 50%; xã Long Hậu 60ha, tỉ lệ rụng 50-70%; xã Tân Thành 30 ha, tỉ lệ rụng 70%.
Theo ông Huỳnh Văn Tồn - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung thì hiện tượng rụng trái non trên cây quýt hồng xảy ra do 3 nguyên nhân: cây quýt bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết nắng nóng 35-36 độ không thích hợp cho cây trồng và do các loại sâu bệnh tấn công. Về cơ chế thì rụng trái non là do số tế bào ở cuống trái bị chết tạo thành một tầng rời.
Để giảm thiểu số lượng trái rụng trên cây quýt, người nông dân cần bón hỗn hợp phân đạm urê và phân kali clorua (kali đỏ) để cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây; về diễn biến thời tiết nắng nóng kéo dài nông dân nên sử dụng bạt lưới che phủ và trồng các cây xung quanh để che chắn ánh nắng trực tiếp lên cây quýt; phòng trừ các loại sâu bệnh hại bằng việc tổng hợp hài hòa các biện pháp: từ chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, ngắt lá bệnh, bảo vệ côn trùng có ích... và chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, tránh trường hợp phun thuốc quá liều lượng.
Có thể bạn quan tâm

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

Những ngày này, đi dọc tuyến đường vào các khu sản xuất thuộc thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La), các xã Tân Lập hay Vân Hồ (Mộc Châu), thấy từng đoàn xe chở cây ngô đã băm vụn về khu vực chăn nuôi bò sữa làm ủ ướp. Dưới cái nắng dịu của miền thảo nguyên, đi qua những đồng cỏ xanh mượt, tôi đã ngửi thấy mùi ngai ngái của cỏ, của ngô cây từ những hầm ủ ướp đang giai đoạn lên men. Mùa ủ ướp đang rộ.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, từ tháng 4-2013 đến nay, chỉ có 117/973 tàu công suất trên 90CV tham gia đánh bắt hải sản xa bờ, số còn lại phải hầu như không hoạt động.