Xây Nhà Bạc Tỷ Nhờ Trồng Hoa

“Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.
Một buổi sáng giữa tháng 7.2013, tôi cùng một đồng nghiệp rong ruổi về xã Phú Mậu (Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) để tìm hiểu thông tin về việc trồng hoa phục vụ rằm tháng 7 âm lịch (lễ Vu lan báo hiếu theo Phật giáo). Anh Nguyễn Duy Tiến- Chủ tịch Hội Nông dân xã, và anh Hà Út- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Mậu II tận tình hướng dẫn chúng tôi đi thăm những người chuyên chăm hoa ở làng Tiên Nộn.
Thực tình mà nói, sau 20 năm tôi mới trở lại đây, bây giờ đổi thay nhiều quá, xưa chỉ có lúa và lúa, nay là hoa và hoa trên đường tôi đi. Anh Nguyễn Văn Duẩn - một nông dân thứ thiệt, mới 40 tuổi, người chuyên trồng hoa cúc vàng ở đây, cười tươi rói: “Làm ăn ổn định, bền vững, có lãi đều đều là được rồi, chẳng mong gì hơn nữa !”. Tôi được biết, anh mới xây ngôi nhà cả tỷ đồng nhờ tiền bán hoa trong nhiều năm tích lũy.
Trao đổi với chúng tôi, anh Duẩn cho biết, anh trồng hoa cúc đã gần 10 năm nay, so với trồng lúa lãi gấp 2-3 lần. Với 3 sào hoa cúc vàng chất lượng cao, màu sắc tươi, có thể nở vào mùa hè, trồng được quanh năm, 1 sào cho lãi ròng 40 triệu đồng/năm... Ông Lê Văn Lự thì có khá hơn, vừa trồng 10.000 cây hoa cúc vàng trên 1 sào đất, vừa trồng 500 cây lan Mocara của Thái Lan trên diện tích 130m2. Ông cho biết, hoa cúc theo giá bán buôn được 1.500-2.000 đồng/cây, thu 10.000 cây 1 năm, ông lãi ròng 14 triệu đồng; còn lan Mocara trồng 500 cây đầu tư hết 60 triệu đồng, 6 tháng cho thu hoạch lai rai 7-8 hoa/cây, đủ sống.
Ông Lự dùng “hệ thống tưới tiêu đa năng ứng dụng cho nhà màn trồng hoa Mocara” do các sinh viên Đại học Huế thực hiện, hệ thống này đoạt giải nhất tại triển lãm của học sinh sinh viên trẻ toàn quốc năm 2013. Nhờ thế ông giàu lên trông thấy. Anh Hà Út- một chủ nhiệm HTX lâu năm tại địa phương nói rằng, HTX là đơn vị đầu tư nhiều công sức, tiền của, đất đai, KHKT... cho bà con nông dân ứng dụng mô hình kinh tế mới để làm giàu ngay trên quê hương mình.
Còn anh Nguyễn Duy Tiến- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu khẳng định chắc như đinh đóng cột, vốn vay cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất không thiếu, chỉ sợ rằng nông sản hàng hóa không có thị trường tiêu thụ... Và cũng theo anh Tiến, trồng hoa là mô hình phù hợp và hiệu quả với địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong nuôi thủy sản có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ.

Ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đầu tư tiền tỷ để xây dựng hệ thống nhà kín để nuôi tôm thâm canh quanh năm. Ông là người đầu tiên áp dụng biện pháp nuôi tôm trong nhà ở huyện Quỳnh Lưu.

Tháng 4-2015, Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá bống tượng. Đây là đối tượng cá nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao, thường sống ở khu vực miền Tây Nam Bộ, chịu thời tiết lạnh kém...

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có Công văn 3019/TCTS-NTTS gửi Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống.

Ngày 17/11, tại thành phố Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.