Xây dựng Ðảng gắn với phát triển kinh tế

Vườn tiêu của ông Huỳnh Hữu Châu, làng K2, xã Vĩnh Sơn cho thu hoạch gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Ông Đinh Ply, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Trong thời gian qua, Đảng bộ xã Vĩnh Sơn đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, vận động quần chúng thực hiện tốt các nghị quyết, mục tiêu mà Đảng bộ xã đề ra. Đảng ủy cũng chỉ đạo triển khai nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra giám sát, thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ. Đặc biệt, Vĩnh Sơn chú trọng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ và phát triển đảng viên”.
“Nhờ làm tốt công tác xây dựng Ðảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Ðảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế”
Những năm trước đây, công tác phát triển Đảng ở xã Vĩnh Sơn còn nhiều khó khăn, một phần do cán bộ lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, nên công tác tạo nguồn đảng viên chưa được thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng ủy xã xác định: Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. để thực hiện được các mục tiêu này, Đảng ủy chú trọng đổi mới sinh hoạt Đảng ở các chi bộ theo hướng tổ chức chuyên đề về công tác xây dựng Đảng gắn với lãnh đạo phát triển kinh tế.
Hàng năm, Đảng ủy tổ chức triển khai tốt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là kế hoạch của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ thôn trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế.
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy xã, cấp ủy chi bộ lãnh đạo nhân dân tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mì cao sản, lúa lai vào trồng thay thế giống địa phương để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Ngoài diện tích lúa nước 287 ha mỗi năm, xã Vĩnh Sơn còn mở rộng diện tích các loại cây trồng cạn, trong đó có hơn 700 ha mì được xem là cho nguồn thu ổn định. Phát triển lâm nghiệp cũng đang là thế mạnh của Vĩnh Sơn trong những năm gần đây. Toàn xã có gần 400 ha bời lời, 200 ha keo, bạch đàn và hàng chục hecta cao su, măng tre điền trúc...
Đây đang được xem là các loại cây trồng giúp nông dân Vĩnh Sơn từng bước giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở xác định rõ những khó khăn cũng như lợi thế, tiềm năng của địa phương, Đảng ủy xã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Bám sát vào nghị quyết của cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên trong xã đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu nghị quyết đề ra. Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đội ngũ đảng viên luôn phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Tất cả nguồn kinh phí hỗ trợ này đều do trung ương rót xuống. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiền đâu? Bộ Tài chính vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Điều này làm cho địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển CĐL...

Nếu như giống ngô biến đổi gene đúng là có ưu điểm trồng không phải phun thuốc trừ sâu vì sâu đục thân ăn vào là sâu chết và có khả năng kháng thuốc trừ cỏ, trồng xong phun thuốc trừ cỏ không cần phải chăm sóc thì chắc chắn sẽ có nhiều người dân sẽ mua.

Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Lần đầu tiên trong năm nay, cá ngừ đại dương do ngư dân khai thác, đưa về cảng được thu mua với giá 110.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với các tháng trước. Giá tăng – bà con ngư dân rất đỗi vui mừng. Tuy nhiên, nỗi lo bám biển của người ngư dân thì vẫn còn đó; bởi lẽ sản lượng cá ngừ đánh bắt ở thời điểm này được nhận định là thấp nhất từ trước đến nay.

Ngày 8/9, tại TP Tuy Hòa, Công ty TNHH Tư vấn và đóng tàu Việt - Nhật (Công ty Yanmar) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức giới thiệu tàu câu cá ngừ đại dương kiêm chụp mực, vây, rê có vỏ bằng vật liệu FRP (composite) cho hơn 50 ngư dân trong tỉnh.