Xây dựng Ðảng gắn với phát triển kinh tế

Vườn tiêu của ông Huỳnh Hữu Châu, làng K2, xã Vĩnh Sơn cho thu hoạch gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Ông Đinh Ply, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Trong thời gian qua, Đảng bộ xã Vĩnh Sơn đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, vận động quần chúng thực hiện tốt các nghị quyết, mục tiêu mà Đảng bộ xã đề ra. Đảng ủy cũng chỉ đạo triển khai nghiêm túc nhiệm vụ kiểm tra giám sát, thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ. Đặc biệt, Vĩnh Sơn chú trọng thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ và phát triển đảng viên”.
“Nhờ làm tốt công tác xây dựng Ðảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Ðảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế”
Những năm trước đây, công tác phát triển Đảng ở xã Vĩnh Sơn còn nhiều khó khăn, một phần do cán bộ lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, nên công tác tạo nguồn đảng viên chưa được thường xuyên.
Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng ủy xã xác định: Công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. để thực hiện được các mục tiêu này, Đảng ủy chú trọng đổi mới sinh hoạt Đảng ở các chi bộ theo hướng tổ chức chuyên đề về công tác xây dựng Đảng gắn với lãnh đạo phát triển kinh tế.
Hàng năm, Đảng ủy tổ chức triển khai tốt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đặc biệt là kế hoạch của Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ thôn trên địa bàn.
Nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ở xã vùng cao Vĩnh Sơn được nâng lên, nhất là đã phát huy được vai trò tiên phong của cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế.
Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy xã, cấp ủy chi bộ lãnh đạo nhân dân tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mì cao sản, lúa lai vào trồng thay thế giống địa phương để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế.
Ngoài diện tích lúa nước 287 ha mỗi năm, xã Vĩnh Sơn còn mở rộng diện tích các loại cây trồng cạn, trong đó có hơn 700 ha mì được xem là cho nguồn thu ổn định. Phát triển lâm nghiệp cũng đang là thế mạnh của Vĩnh Sơn trong những năm gần đây. Toàn xã có gần 400 ha bời lời, 200 ha keo, bạch đàn và hàng chục hecta cao su, măng tre điền trúc...
Đây đang được xem là các loại cây trồng giúp nông dân Vĩnh Sơn từng bước giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở xác định rõ những khó khăn cũng như lợi thế, tiềm năng của địa phương, Đảng ủy xã xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Bám sát vào nghị quyết của cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên trong xã đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu nghị quyết đề ra. Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đội ngũ đảng viên luôn phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể đứng ra tín chấp, tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.

Với phương châm lấy công làm lời, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở ấp Rạch Thọ, xã Đất Mũi (Cà Mau), mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình biết áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo, vươn lên giàu có. Chính quyền địa phương xem đây là mô hình xoá nghèo mới ở đây.

Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi. Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Giá dê giống cũng đang ở mức khá cao, từ 150.000-200.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn, do hiện nay có khá nhiều người tìm mua dê giống để nuôi vì thấy đầu ra dê hơi thời gian qua khá tốt. Trong đó, giống dê Boer đang có giá cao và được nhiều người chọn mua về nuôi vì dê có đặc tính dễ ăn và mau lớn.

Đầu năm 2014, huyện Dầu Tiếng tiếp tục phê duyệt cho xã Thanh Tuyền chuyển đổi 38 ha đất lúa, đất vườn không hiệu quả sang trồng cây măng cụt. Theo quy hoạch tổng thể của dự án, diện tích măng cụt của xã Thanh Tuyền sẽ phát triển lên 150 ha.