Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc

Quả to, khi chín có màu vàng rất đẹp, mùi thơm hấp dẫn; hạt nhỏ, tỷ lệ thịt trên trọng lượng trái rất cao (>80%), thịt chắc; giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamine A và C.
Tuy nhiên, phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc đang mất dần theo nhiều nguyên nhân như cây lai do giao phấn, ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép…
Với mục tiêu áp dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE trong nhân giống xoài cát Hòa Lộc chuyên canh, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu trái tươi và phục vụ du lịch sinh thái tại địa phương, Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện đề tài “Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc”, do PGS.TS. Võ Công Thành Chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được 1 quy trình nhận dạng cây giống phôi hữu tính xoài cát Hòa Lộc thông qua kỹ thuật điện di protein và 1 quy trình nhân giống bằng phôi vô tính; có 1 cây xoài cát Hòa Lộc trồng bằng hạt được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang chứng nhận là cây đầu dòng; xây dựng vườn cây mẹ (200 cây) và nhân giống (15.000 cây) phục vụ sản xuất…
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè ứng dụng.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.

Mấy mươi năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, mái tóc đã lấm chấm bạc, ông Mười Thiết kể lại rằng, từ những năm 1980, gia đình làm nghề thợ mộc, một số chim yến đã vào nhà ông lưu trú. Những ngày đầu ông chưa biết đó là chim yến và hiển nhiên chưa biết giá trị của tổ yến mang lại. Vì vậy, có đôi lúc ông cùng anh em làm thợ bắt những con chim lưu trú ở nhà ông để bỏ đi.

Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có truyền thống phát triển nuôi heo theo quy mô nhỏ tại nông hộ, nhất là tại các xã thuộc phía Bắc kênh Cái Sắn. Gần đây, khi giá heo hơi ở mức cao, người dân rất phấn khởi, tích cực phát triển đàn. Tuy nhiên, chăn nuôi heo theo quy mô nhỏ tại các nông hộ cũng gặp không ít rủi ro.

Qua theo dõi đặc điểm dịch tễ của bệnh, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc liên tục xuất hiện các trường hợp gia súc mắc bệnh Nhiệt thán trong những năm gần đây và thường xuyên có người bị mắc bệnh Nhiệt thán do ăn thịt gia súc mắc bệnh, chết. Do vậy, nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Nhiệt thán trên gia súc là rất cao, đặc biệt ở địa phương đã có ổ dịch Nhiệt thán trong thời gian vừa qua.

Điểm nổi bật về phát triển chăn nuôi thời gian qua là chuyển mạnh từ hình thức chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, hình thành nhiều mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại theo hình thức tập trung, thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.