Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc

Quả to, khi chín có màu vàng rất đẹp, mùi thơm hấp dẫn; hạt nhỏ, tỷ lệ thịt trên trọng lượng trái rất cao (>80%), thịt chắc; giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamine A và C.
Tuy nhiên, phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc đang mất dần theo nhiều nguyên nhân như cây lai do giao phấn, ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép…
Với mục tiêu áp dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE trong nhân giống xoài cát Hòa Lộc chuyên canh, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu trái tươi và phục vụ du lịch sinh thái tại địa phương, Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện đề tài “Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc”, do PGS.TS. Võ Công Thành Chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được 1 quy trình nhận dạng cây giống phôi hữu tính xoài cát Hòa Lộc thông qua kỹ thuật điện di protein và 1 quy trình nhân giống bằng phôi vô tính; có 1 cây xoài cát Hòa Lộc trồng bằng hạt được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang chứng nhận là cây đầu dòng; xây dựng vườn cây mẹ (200 cây) và nhân giống (15.000 cây) phục vụ sản xuất…
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè ứng dụng.
Có thể bạn quan tâm

Việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không chỉ thuần túy là cái logo đẹp mà quan trọng là phải tìm cách nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng lúa.

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, ít bệnh tật… cung cấp cho thị trường hàng nghìn lợn giống mỗi năm, thu về hàng tỷ đồng. Kính nể ông, họ phong cho ông là “vua” lợn Tây.

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư về những đóng góp của nông dân, những sáng kiến, cải tiến máy móc phục vụ cho sản xuất.

“Có nhiều cái chúng tôi được Nhà nước lo cho. Nhưng quan trọng là chúng tôi được Nhà nước tuyên truyền, tập huấn, chỉ dẫn để có một tư duy mới, nếp sống mới, cách thức làm ăn mới tốt hơn” – ông Lù Văn Đán, dân bản Chai Chanh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu tâm sự.

Đến thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi được giới thiệu tới thăm trang trại gà của anh Trần Văn Hiệu. Với kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi gà, anh Hiệu đã từ hai bàn tay trắng trở thành tỷ phú.