Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc

Quả to, khi chín có màu vàng rất đẹp, mùi thơm hấp dẫn; hạt nhỏ, tỷ lệ thịt trên trọng lượng trái rất cao (>80%), thịt chắc; giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamine A và C.
Tuy nhiên, phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc đang mất dần theo nhiều nguyên nhân như cây lai do giao phấn, ảnh hưởng của gốc ghép lên cành ghép…
Với mục tiêu áp dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE trong nhân giống xoài cát Hòa Lộc chuyên canh, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu trái tươi và phục vụ du lịch sinh thái tại địa phương, Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện đề tài “Xây dựng vườn cây đầu dòng và nhân giống xoài cát Hòa Lộc”, do PGS.TS. Võ Công Thành Chủ nhiệm.
Sau hơn 3 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được 1 quy trình nhận dạng cây giống phôi hữu tính xoài cát Hòa Lộc thông qua kỹ thuật điện di protein và 1 quy trình nhân giống bằng phôi vô tính; có 1 cây xoài cát Hòa Lộc trồng bằng hạt được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang chứng nhận là cây đầu dòng; xây dựng vườn cây mẹ (200 cây) và nhân giống (15.000 cây) phục vụ sản xuất…
Đề tài được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh thống nhất nghiệm thu xếp loại B, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè ứng dụng.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nghề khai thác hải sản của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu đã có sự phát triển về tổ chức sản xuất. Đặc biệt, mô hình đánh bắt theo tổ đội, tàu đoàn đã góp phần làm giảm bớt chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm sau đánh bắt.

Giá tôm nguyên liệu tăng mạnh gần đây, nhất từ khi Mỹ công nhận Việt Nam không bán chống phá giá tôm vào thị trường này. Làm cho người dân đầu tư đẩy mạnh phong trào nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến.

Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước, trong năm 2013, diện tích mặt nước nuôi tôm và các loài thủy sản nước lợ toàn huyện đạt 970 ha, bằng 99,47% kế hoạch năm, tăng 0,32% so với cùng kỳ. Các diện tích nuôi tôm tập trung tại các xã khu Đông của huyện, gồm Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận. Trong đó, diện tích nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh gần 100 ha; nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép các đối tượng thủy sản khác (tôm, cá, cua, hàu)… theo phương thức thân thiện với môi trường 870 ha.

Huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) là địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất tỉnh. Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng, vật nuôi, vận động người dân chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng tổng đàn.

Tại thôn 8, xã Hòa Sơn, UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức Hội nghị đánh giá và nhân rộng mô hình nuôi bò nhốt thâm canh trên địa bàn huyện. Tham dự hội nghị có đại diện Trung tâm Công nghệ Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo 14 xã, thị trấn và đông đảo người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Krông Bông.