Xây dựng vùng trồng dược liệu 650 ha ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất, trong đó xây dựng vùng trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao với quy mô 650 ha tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai.
Cây sâm Ngọc Linh được trồng thử nghiệm tại Sa Pa.
Ngoài sử dụng các giống truyền thống, như đỗ trọng, xuyên khung, các cây dược liệu mới cũng được đưa vào trồng tại Lào Cai, như tam thất, sâm Ngọc Linh, atiso, kỳ tử… áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch.
Hiện Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần Nam Dược đã xây dựng được vùng nguyên liệu atiso, đương quy với diện tích vài trăm ha, đồng thời bao tiêu và sản xuất các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, như cao atiso, bổ gan Boganic...
được bào chế từ atiso trồng tại Sa Pa, Bắc Hà.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ hiệu quả mô hình trồng mè trên đất trồng lúa kém hiệu quả ở thôn Tăng Lợi, xã Canh Vinh, ngày 9.10, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh đã phối hợp với Trạm KN huyện Vân Canh tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình thâm canh cây mè trên chân đất lúa chuyển đổi.

UBND tỉnh đã có văn bản trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất cho sử dụng gần 2,5 tỉ đồng từ nguồn dự phòng chi ngân sách tỉnh để hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng cạn thực hiện chuyển đổi sản xuất trên đất lúa do hạn hán vụ Hè Thu năm 2015.

Là địa phương thuần nông, những năm qua Hội Nông dân (HND) xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã vận động hội viên (HV) chuyển đổi mùa vụ, cây trồng, từ 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ/năm, tập trung phát triển nghề trồng mai cảnh, làm kinh tế VAC.

Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Hoài Ân, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), huyện Hoài Ân đã huy động nguồn kinh phí trên 240 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.