Xây dựng vùng trồng dược liệu 650 ha ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất, trong đó xây dựng vùng trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao với quy mô 650 ha tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai.
Cây sâm Ngọc Linh được trồng thử nghiệm tại Sa Pa.
Ngoài sử dụng các giống truyền thống, như đỗ trọng, xuyên khung, các cây dược liệu mới cũng được đưa vào trồng tại Lào Cai, như tam thất, sâm Ngọc Linh, atiso, kỳ tử… áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch.
Hiện Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần Nam Dược đã xây dựng được vùng nguyên liệu atiso, đương quy với diện tích vài trăm ha, đồng thời bao tiêu và sản xuất các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, như cao atiso, bổ gan Boganic...
được bào chế từ atiso trồng tại Sa Pa, Bắc Hà.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Tìm đến nhà ông Hàn Văn Chiến ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, (Hướng Hóa, Quảng Trị) dễ dàng hơn chúng tôi nghĩ. Nhiều người dân ở đây không chỉ nhiệt tình chỉ đường mà còn kể thêm cho chúng tôi nghe nhiều thông tin thú vị về ông.

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.

Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.