Xây dựng vùng trồng dược liệu 650 ha ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Lào Cai, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã quy hoạch hình thành các vùng sản xuất, trong đó xây dựng vùng trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao với quy mô 650 ha tại các huyện: Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai.
Cây sâm Ngọc Linh được trồng thử nghiệm tại Sa Pa.
Ngoài sử dụng các giống truyền thống, như đỗ trọng, xuyên khung, các cây dược liệu mới cũng được đưa vào trồng tại Lào Cai, như tam thất, sâm Ngọc Linh, atiso, kỳ tử… áp dụng công nghệ nhà lưới, nhà kính, tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch.
Hiện Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty Cổ phần Nam Dược đã xây dựng được vùng nguyên liệu atiso, đương quy với diện tích vài trăm ha, đồng thời bao tiêu và sản xuất các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, như cao atiso, bổ gan Boganic...
được bào chế từ atiso trồng tại Sa Pa, Bắc Hà.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, thị trường cây ăn trái phát triển khá đa dạng. Với ưu thế vượt trội, cây quýt đường được nhiều nông dân lựa chọn. Từ trồng thử nghiệm 8 sào quýt đường đem hiệu quả kinh tế cao, gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn, ngụ ấp Thạch Màng, xã Tân Lợi (Đồng Phú - Bình Phước) đã phát triển lên 3 ha và dự kiến có thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.

Năm nay, cây vải thiều ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) được mùa nhưng người dân vẫn tiếp tục gặp khó khăn do giá vải rẻ và đầu ra bấp bênh... Những khó khăn này đã diễn ra từ nhiều năm nay, khiến các hộ nông dân nản lòng và đang đứng trước cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

Công ty TNHH chế biến rau, củ, quả Toàn Cầu (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) vừa triển khai chương trình liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu cho sản phẩm chuối tiêu. Doanh nghiệp (DN) cũng đã triển khai thực hiện trong thực tế với hình thức hỗ trợ nông dân trồng chuối VietGAP và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đây là loại cây ăn trái đặc sản chủ lực của địa phương đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa từ năm 2005.

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) phối hợp với UBND xã Bình Thạnh tổ chức công bố chứng nhận VietGAP trên cây chanh cho Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh. Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ chanh Cao Lãnh đặt tại ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, có 50 hộ tham gia với diện tích 30ha (thành lập vào tháng 6/2013).