Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.
Bốn tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt hơn 545 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cho đến nay công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch cá tra vẫn còn nhiều bất cập, giá vật tư đầu vào vẫn cao, trong khi giá thành sản phẩm bấp bênh gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nuôi; hạn mức cho vay sản xuất cũng mới chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu đầu tư.
Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các hộ nuôi nhỏ lẻ; áp dụng chính sách tín dụng đặc thù theo Nghị định 36 để xây dựng các vùng nguyên liệu cá tra phục vụ chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, vào thời điểm này, giá giao dịch nhiều loại gạo xuất khẩu của nước ta đã lại cao hơn so với gạo Thái.

Theo các chuyên gia, gạo Việt Nam rất khó có thương hiệu vì vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái, gian lận thương mại tràn lan

Đã đến lúc cần tìm giải pháp hiệu quả để giúp nông dân trồng cà phê Arabica có thu nhập ít nhất cũng bằng các loại cây khác.

Không chỉ vùng Đông Nam Bộ hay TP HCM, ngay tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng phát hiện rất nhiều chất cấm trong chăn nuôi.

Robeiro Oliveira, Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), cho biết nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng gần gấp đôi trong vòng 20 năm qua và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.