Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.
Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự án nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng rau an toàn của tỉnh, tạo điều kiện để nông dân tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Từ đó, tiến tới xây dựng thương hiệu rau an toàn theo tiêu chí VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2013, dự án sẽ tiến hành khảo sát qui hoạch vùng, vận động thành lập 20 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác...
Tiền Giang có diện tích trồng màu trên 41.000 ha cho sản lượng mỗi năm trên 665.000 tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng theo tiêu chí VietGAP còn rất khiêm tốn, mới chỉ hơn 33 ha.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học phù hợp với sự phát triển chăn nuôi trong khu vực đông dân cư, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong ảnh: Một mô hình nuôi heo trên nền lót đệm sinh học tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức).

Theo các chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gần 1 tuần nay, trứng gà được bán tại trại đã ở mức 1.200-1.300 đồng/quả, tăng 300-400 đồng/quả.

Những năm trở lại đây, nhờ chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp ở địa phương, giúp tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đời sống kinh tế của người dân ở xã Cường Lợi (Na Rì - Bắc Kạn) ngày càng được nâng lên...

Huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) hiện có 2,8 nghìn ha chè (trong đó có 2,6 nghìn ha chè kinh doanh). Năm 2014, huyện phấn đấu sản lượng chè búp tươi đạt 34 nghìn tấn, tăng 5% so với 2013.

Trong đợt nắng nóng kéo dài những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô, lúa ở các huyện vùng cao Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn… bị héo khô vì hạn hán.