Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.
Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông – lâm – thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự án nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng rau an toàn của tỉnh, tạo điều kiện để nông dân tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực. Từ đó, tiến tới xây dựng thương hiệu rau an toàn theo tiêu chí VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm 2013, dự án sẽ tiến hành khảo sát qui hoạch vùng, vận động thành lập 20 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất, chuyển giao kỹ thuật canh tác...
Tiền Giang có diện tích trồng màu trên 41.000 ha cho sản lượng mỗi năm trên 665.000 tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng theo tiêu chí VietGAP còn rất khiêm tốn, mới chỉ hơn 33 ha.
Có thể bạn quan tâm
Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.