Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi gà

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các điểm chăn nuôi, cơ sở sản xuất, giết mổ sản phẩm gia cầm nhận thức đầy đủ về điều kiện chăn nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch bệnh, chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường phải bảo đảm sạch bệnh;
Từng bước chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung công nghệ tiên tiến; tạo mối liên kết giữa ngành chăn nuôi với khâu tiêu thụ, giết mổ, chế biến sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ đầu tư nguồn kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chi trên 11 tỷ đồng, các cơ sở chăn nuôi chi 1 tỷ đồng cho việc phòng, chống, thanh toán 2 loại dịch bệnh thường xuất hiện trên gà nuôi là bệnh cúm và Niu-cat-xơn.
Trong đó, phần lớn nguồn kinh phí dành để mua vắc xin hỗ trợ cho các nông hộ nuôi nhỏ lẻ có quy mô từ 1.000 con trở xuống (quy mô từ 1.000 con trở lên, chủ cơ sở tự tiêm phòng); một phần dành cho công tác tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm...
Các cơ sở, hộ chăn nuôi gà được cấp giấy công nhận an toàn thực phẩm sẽ được lựa chọn tham gia chuổi liên kết cung ứng sản phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời được cung cấp con giống cho các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Với chương trình và giải pháp kể trên, Tây Ninh hướng đến mục tiêu cuối năm 2016 sẽ có 60% cơ sở chăn nuôi gà tập trung, 30% số xã đến cuối năm 2017 có 90% cơ sở và 90% số xã tại huyện thí điểm Dương Minh Châu được công nhận an toàn dịch bệnh.
Các vùng chăn nuôi khác trong tỉnh lần lượt đến năm 2020 sẽ được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, những năm gần đây mô hình chăn nuôi gà công nghiệp tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển mạnh.
Đến cuối tháng 6.2015 toàn tỉnh hiện có khoảng gần 5 triệu con gà, trong đó 2,6 triệu con được chăn nuôi tại 43 trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung theo mô hình trại lạnh, khép kín.
Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của dự án VAHIP và nỗ lực của các hộ chăn nuôi, đã có 22 trang trại được Cục Thú y vùng 6 cấp giấy công nhận an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 năm trước, từ một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Công ty CP Đông Dương (CT Đông Dương) bất ngờ quyết định cắt 2.500 m2 đất tại Trung tâm thương mại (TTTM) Lương Sơn làm mô hình gấc giới thiệu cho nông dân.

Thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với đề án phát triển nghề nấm của tỉnh Bắc Giang, năm 2013, Hội Nông dân huyện Sơn Động liên kết với Trung tâm Dạy nghề Anh Tuyết - Bắc Giang, Trung tâm Giống nấm tỉnh xây dựng mô hình trồng nấm ở 5 xã.

Hiện nay, giá dừa khô tăng mạnh, từ 80-85 ngàn đồng/chục (12 trái). Do giá dừa tăng và tương đối ổn định từ sau Tết đến nay, nên bà con trồng dừa rất phấn khởi.

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Cùng với nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, hiện nay cây cam đường canh đang giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Na Rì (Bắc Kạn) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.