Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tơ Hồng Đô

Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tơ Hồng Đô
Ngày đăng: 27/08/2014

Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của tỉnh, chính quyền địa phương trong việc mở hướng xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm nên nghề trồng dâu, nuôi tằm của huyện, nhất là ở xã Thiệu Đô đã và đang được khôi phục, phát triển, mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Xã Thiệu Đô hiện có gần 200 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu. Từ năm 2010, xã đã vận động người dân chuyển đổi giống dâu cũ sang trồng giống dâu mới như: VH 15, GQ 2 nên gần 20 ha dâu của xã không chỉ hạn chế được sâu bệnh, giảm bớt khâu chăm sóc mà năng suất còn tăng gấp 3 lần. Nếu như trước đây, thu nhập bình quân 1 hộ trồng dâu, nuôi tằm chỉ từ 15 đến 20 triệu đồng/năm, thì hiện nay, con số này đã tăng lên 70 - 80 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Hoàng Bình Quyền, thôn 7, xã Thiệu Đô, cho biết: “Người dân chúng tôi rất phấn khởi khi chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để khôi phục và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu của cha ông.

Đây là cơ hội để chúng tôi lấy lại thương hiệu truyền thống “Tơ Hồng Đô” của địa phương cũng như vươn lên làm giàu”. Được biết, với 8 sào dâu hiện có, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Quyền thu về trên 70 triệu đồng.

Thực tế, từ xa xưa, tơ Hồng Đô đã nổi tiếng là loại tơ mềm, đẹp, bền và được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, tơ Hồng Đô đã và đang được ghi nhận trên thị trường quốc tế như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia... Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên sản phẩm tơ Hồng Đô vẫn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

Để tránh nguy cơ tranh chấp nhãn hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, Công ty Thương mại và Dịch vụ (TM&DV) Thanh Đức đóng trên địa bàn xã Thiệu Đô đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng logo bảo hộ cho sản phẩm tơ Hồng Đô.

Theo đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Dự án “Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể tơ Hồng Đô”. Cùng với đó, huyện Thiệu Hóa tích cực kêu gọi các nguồn vốn, đầu tư kết cấu hạ tầng, tập huấn kỹ thuật ươm tơ, dệt nhiễu cho bà con nông dân; đề xuất và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương quy hoạch cụm làng nghề truyền thống tơ Hồng Đô với diện tích 2,5 ha. Ngay sau khi tỉnh có chủ trương, huyện đã nhanh chóng xây dựng đề án phát triển, rà soát và vận động được 30 hộ tham gia đầu tư sản xuất tại cụm làng nghề.

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, huyện cũng đã tổ chức cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất lớn đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Trong đó, Công ty TM&DV Thanh Đức là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm tơ Hồng Đô. Nếu như trước đây, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ tơ tằm của công ty có giá trị khoảng 100 triệu đồng thì đến nay công ty đã ký được nhiều hợp đồng trị giá hàng chục tỷ đồng.

Theo ông Hoàng Viết Đức, Giám đốc Công ty TM&DV Thanh Đức, nếu khai thác hết tiềm năng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu ở Thiệu Đô nói riêng và trên địa bàn huyện Thiệu Hóa nói chung có thể giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 lao động và kèm theo hàng nghìn lao động trong các ngành dịch vụ có liên quan.

Như vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu tơ Hồng Đô là một hướng đi đúng. Bởi nó không chỉ tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, giải quyết được việc làm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân mà còn góp phần gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

22/06/2011
10 Giống Mới Của VAAS 10 Giống Mới Của VAAS

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

25/02/2012
Tỉ Phú Rắn Mối Tỉ Phú Rắn Mối

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

27/05/2012
Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

27/05/2012
Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

28/05/2012