Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý triển khai thực hiện lập quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hải Phòng chủ động làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét triển khai các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trong cả nước.
Hải Phòng là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất thủy sản của địa phương đạt 2.259 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác chiếm 914,4 tỷ đồng bằng 104% cùng kỳ 2014.
Tổng lượng khai thác ước đạt gần 68.000 tấn. Hải Phòng hiện có 3.376 tàu thuyền khai thác thủy sản với gần 20.000 lao động. Trong đó, có 555 tàu khai thác thủy sản xa bờ công suất từ 90 CV trở lên.
Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá lớn gồm: Khu vực bãi bồi ngoài đê tại xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên); đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên toàn quốc sẽ xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó có 5 trung tâm gắn với ngư trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, căn cứ vào chiến lược phát triển thuỷ sản, sự cần thiết và cấp bách của từng ngư trường và vùng lãnh thổ thì trong năm 2015 sẽ ưu tiên chuẩn bị đầu tư cho Trung tâm nghề cá Khánh Hoà gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa.
Tiếp theo là Trung tâm nghề cá Đà Nẵng gắn với ngư trường trọng điểm Biển Đông và Hoàng Sa. Sau đó là Trung tâm nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Trung tâm nghề cá Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và Trung tâm nghề cá Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ sẽ được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức buổi đối thoại, tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa cho người dân xã Yên Bài, huyện Ba Vì.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Glong (Đắk Nông) triển khai mô hình nuôi gà thịt J-Dabaco cho 4 hộ dân trên địa bàn với quy mô trên 1.000 con, kinh phí hơn 37 triệu đồng.

UBND TP Hà Nội vừa có công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh động vật và quản lý Nhà nước về chăn nuôi.

Hiện nay, tại vùng chuyên canh cây sả huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang), thương lái đang thu mua sả với giá cao, nông dân hưởng lợi lớn, nhiều hộ khấm khá nên bà con rất phấn khởi.

Đắk Song (Đắk Nông) là vùng trồng hồ tiêu trọng điểm của tỉnh với diện tích hiện nay lên đến 10.000 ha. Việc phát triển theo hướng bền vững là hướng đi đang được địa phương triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song.