Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý triển khai thực hiện lập quy hoạch và lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND thành phố Hải Phòng chủ động làm việc cụ thể với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét triển khai các bước lập quy hoạch, lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trong cả nước.
Hải Phòng là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất thủy sản của địa phương đạt 2.259 tỷ đồng, trong đó giá trị khai thác chiếm 914,4 tỷ đồng bằng 104% cùng kỳ 2014.
Tổng lượng khai thác ước đạt gần 68.000 tấn. Hải Phòng hiện có 3.376 tàu thuyền khai thác thủy sản với gần 20.000 lao động. Trong đó, có 555 tàu khai thác thủy sản xa bờ công suất từ 90 CV trở lên.
Hải Phòng đã đưa ra 3 phương án lựa chọn vị trí xây dựng Trung tâm nghề cá lớn gồm: Khu vực bãi bồi ngoài đê tại xã Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên); đảo Bạch Long Vỹ và đảo Cát Bà.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên toàn quốc sẽ xây dựng 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó có 5 trung tâm gắn với ngư trường trọng điểm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, căn cứ vào chiến lược phát triển thuỷ sản, sự cần thiết và cấp bách của từng ngư trường và vùng lãnh thổ thì trong năm 2015 sẽ ưu tiên chuẩn bị đầu tư cho Trung tâm nghề cá Khánh Hoà gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa.
Tiếp theo là Trung tâm nghề cá Đà Nẵng gắn với ngư trường trọng điểm Biển Đông và Hoàng Sa. Sau đó là Trung tâm nghề cá Hải Phòng gắn với ngư trường Vịnh Bắc Bộ, Trung tâm nghề cá Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ và Trung tâm nghề cá Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ sẽ được kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể bạn quan tâm

Đêm khai mạc có chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột – Hội tụ tinh hoa đại ngàn” được chia làm 3 chương (chương 1: Hào khí Tây Nguyên; chương 2: Hương sắc cà phê Ban Mê; chương 3: Ra khơi). Đêm bế mạc có chủ đề Vọng mãi cà phê Buôn Ma Thuột cũng được chia làm 3 chương (chương 1: Buôn Ma Thuột – Miền đất huyền thoại; chương 2: Âm vang mùa xuân; chương 3: Cà phê Buôn Ma Thuột- Thương hiệu toàn cầu).

Dự án trên được thực hiện tối đa trong 3 năm (2015-2018) với tổng kinh phí là 8,8 triệu euro. Trong đó, vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức là 4,4 triệu euro; vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Úc là 3,6 triệu euro; vốn đối ứng của phía Việt Nam 0,8 triệu euro.

Theo ông Hòe, tuy VASEP vẫn còn đang phải chờ đợi con số thống kê XK tôm 2 tháng đầu năm từ Tổng cục Hải quan, nhưng thông tin từ các doanh nghiệp cho thấy, so với cùng thời điểm của những năm trước đây, đầu năm nay, XK tôm đang khá trầm lắng, nhất là từ sau Tết Ất Mùi tới giờ.

Các NHTM nêu trên thực hiện cân đối nguồn vốn để cho vay mua tạm trữ thóc, gạo đối với các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua số thóc, gạo tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi thóc:gạo là 2:1 trong vụ Đông - Xuân 2014-2015. Lãi suất cho vay do NHTM và khách hàng thỏa thuận nhưng tối đa không vượt quá 7%/năm.

Nếu trồng giống chất lượng thấp, nông dân thu lãi ít nhất 25,8%, lúa chất lượng cao lãi ít nhất 37,5%, lúa thơm lãi ít nhất 44,8%. Lượng lúa thu hoạch đầu vụ gần 1,8 triệu tấn là nguồn nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu được 430.000 tấn, trị giá 202 triệu USD.