Xây Dựng Thương Hiệu Xoài Và Sầu Riêng Gặp Khó

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min.
Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.
Sản phẩm xoài Đắc Ghềnh được trồng cả chính vụ và trái vụ, trên vùng đất xám pha cát, cho mùi vị rất thơm và ngọt. Với sầu riêng Đắc Min, loại trái cây có tiếng từ lâu ở địa bàn Tây Nguyên.
Huyện Đắc Min đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản này, phấn đấu trong 2 năm tới sẽ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Xoài Đắc Ghềnh và Sầu riêng Đắc Min.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đắc Min, cho biết, khó khăn là người dân sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nên quá trình thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch… gặp những khó khăn nhất định.
Về góc độ quản lý, Nhà nước chỉ có những định hướng. Trong công tác sản xuất, Nhà nước chỉ hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, tổ chức hướng dẫn, tập huấn khuyến cáo người dân trong việc xây dựng thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.