Xây Dựng Thương Hiệu Xoài Và Sầu Riêng Gặp Khó

Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min.
Huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Nông, đang xúc tiến xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa cho các sản phẩm xoài Đắc Ghềnh và sầu riêng Đắc Min. Đây đều là những loại nông sản đặc trưng của địa phương, với chất lượng thơm ngon vượt trội và sản lượng ổn định.
Sản phẩm xoài Đắc Ghềnh được trồng cả chính vụ và trái vụ, trên vùng đất xám pha cát, cho mùi vị rất thơm và ngọt. Với sầu riêng Đắc Min, loại trái cây có tiếng từ lâu ở địa bàn Tây Nguyên.
Huyện Đắc Min đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thương hiệu cho các loại nông sản này, phấn đấu trong 2 năm tới sẽ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa Xoài Đắc Ghềnh và Sầu riêng Đắc Min.
Ông Lê Văn Điệp, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đắc Min, cho biết, khó khăn là người dân sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nên quá trình thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch… gặp những khó khăn nhất định.
Về góc độ quản lý, Nhà nước chỉ có những định hướng. Trong công tác sản xuất, Nhà nước chỉ hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sạch, tổ chức hướng dẫn, tập huấn khuyến cáo người dân trong việc xây dựng thương hiệu cũng như giữ được thương hiệu trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Đã cận kề dịp lễ 30/4 và 1/5 nhưng trong vài ngày qua (22 - 25/4), giá nhiều loại rau củ Đà Lạt vẫn tiếp tục giảm, trong đó có một số loại giảm khá mạnh, khiến nhiều nông dân địa phương này tiếp tục gặp khó khăn.

Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa của lãnh đạo huyện Mộc Hóa (Long An), trong tháng 4 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện phối hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức hội thảo tổng kết mô hình luân canh mè trên đất trồng lúa vụ Xuân-Hè, tại ấp Hương Trang, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa.

Từ vài năm nay, cây thanh hao đã trở nên quen thuộc với nông dân xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Mô hình cánh đồng mía mẫu lớn được Nhà máy Đường An Khê bắt đầu triển khai tại 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai vào niên vụ 2012 - 2013. Từ 320 ha thí điểm, đến nay, diện tích mía áp dụng theo mô hình đã lên đến hơn 1.000 ha và không ngừng được nhân rộng bởi hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại.