Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Nếp Cái Hoa Vàng

Xây Dựng Thương Hiệu Nếp Cái Hoa Vàng
Ngày đăng: 27/02/2014

Từ lâu, “tiếng” nếp cái hoa vàng vùng Đông Triều (Quảng Ninh) cho gạo thơm dẻo, đậm đà đã được nhiều người biết đến, ưu chuộng. Những năm gần đây, qua việc xây dựng thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Triều”, sản phẩm này càng được biết đến rộng rãi hơn trong nước; nhờ đó, đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa của địa phương.

Xã Yên Đức là một trong những vùng trồng nếp cái hoa vàng ngon nổi tiếng của huyện Đông Triều. Theo những người dân trồng lúa lâu năm ở đây, điều đặc biệt ở giống lúa này là không phải ở vùng nào cấy giống cũng cho chất lượng hạt gạo ngon như nhau.

Như ở Đông Triều, vùng trồng nếp cái hoa vàng cho chất lượng hạt gạo tốt nhất chỉ tập trung ở một số xã vùng cửa sông như Yên Đức, Nguyễn Huệ, Hồng Phong, Hoàng Quế. Đồng đất ở các vùng này có độ chua mặn cao, điều kiện cấy gặt khó khăn hơn những vùng khác. Giống nếp cái hoa vàng đã được nông dân xã trồng từ khá lâu.

Tuy nhiên, do đây là giống lúa đòi hỏi nhiều công chăm sóc, lại là giống mùa muộn, nên trước đây bà con gieo trồng với diện tích nhỏ, chủ yếu là sử dụng trong gia đình, sản phẩm bán ra rất ít. Từ khi dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Nếp cái hoa vàng Đông Triều” được triển khai tập trung ở 4 xã là Yên Đức, Hồng Phong, Hoàng Quế và Nguyễn Huệ, đã mở ra hướng phát triển mới cho cây lúa nếp cái hoa vàng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội SX&KD gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều, cho biết: “Tham gia dự án, bà con được hỗ trợ đầu vào, từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến hướng dẫn áp dụng đồng nhất các quy trình canh tác sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng.

Cùng đó, tỉnh chú trọng xây dựng hệ thống nhận diện sản phẩm, đăng ký và được bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tập thể Nếp cái hoa vàng Đông Triều”.

Trong những năm qua, để bảo tồn và phát huy những đặc tính của giống lúa này, huyện Đông Triều đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh thực hiện phục tráng giống lúa nếp cái hoa vàng Đông Triều.

Qua đó, giống lúa quý này đã giữ được những đặc tính vốn có, năng suất tốt, ngày càng được bà con nhân rộng gieo cấy, từng bước mang lại hiệu quả và thu nhập cao cho bà con. Bà Trịnh Thị Ca (thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức), một trong những hộ trồng nếp cái hoa vàng, chia sẻ: “Từ khi nếp cái hoa vàng Đông Triều có thương hiệu, sản phẩm của chúng tôi được nhiều người biết đến, bán ra có giá trị hơn hẳn, sản xuất tới đâu là tiêu thụ hết tới đấy.

Nếu như trước, bán 1 tạ thóc có giá trung bình 1,5 triệu đồng còn khó, thì nay bán đến trên 2 triệu đồng cũng chẳng có mà bán. Nhận thấy hiệu quả, nên gia đình tôi tăng diện tích cấy từ 1 mẫu lên 1,5 mẫu. Vụ vừa qua, lúa được mùa, giá bán cao, bà con chúng tôi phấn khởi lắm…”.

Giống như bà Ca, hiện nhiều hộ dân trong xã Yên Đức và một số xã trên địa bàn huyện Đông Triều cũng mở rộng gieo cấy giống nếp cái hoa vàng. Qua đó, đã nhân rộng vùng sản xuất loại lúa này của huyện từ 50ha năm 2012 lên trên 230ha năm 2013, năng suất đạt từ 40-45 tạ/ha. Thời gian tới, diện tích trồng nếp cái hoa vàng tiếp tục tăng.

Việc xây dựng thương hiệu nếp cái hoa vàng của huyện Đông Triều, một mặt đã bảo tồn và phát huy được giống lúa quý của địa phương; mặt khác nâng cao năng suất và thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho người nông dân. Bên cạnh đó, còn đưa thương hiệu nông sản của tỉnh vươn ra thị trường trong nước, thậm chí trên thế giới. Quả đúng là “Một vốn bốn lời”.


Có thể bạn quan tâm

Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công Phụng Hiệp (Hậu Giang) Trồng Bắp Lãi Gần 2 Triệu Đồng/công

Theo ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), diện tích trồng bắp trên toàn huyện có khoảng 400ha, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở các địa phương như Hòa Mỹ, Phụng Hiệp, Hiệp Hưng… Trong đó, người dân chủ yếu lựa chọn loại bắp ăn để gieo trồng với 380ha, còn lại là bắp lai.

26/01/2015
Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững Phú Yên Phát Triển Rừng Giống, Vườn Ươm Theo Hướng Bền Vững

Năm 2014, toàn tỉnh Phú Yên trồng mới hơn 4.800ha rừng tập trung, đạt 100% kế hoạch (rừng phòng hộ 337ha, rừng đặc dụng 39ha, rừng sản xuất hơn 4.424ha), nâng độ che phủ lên 38%. Tuy nhiên, thời gian qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu trồng rừng của các tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi tỉnh phải có giải pháp phát triển bền vững hệ thống rừng giống và vườn ươm cây lâm nghiệp.

26/01/2015
Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Hướng Đi Bền Vững Của Người Trồng Tiêu Bù Đốp (Bình Phước)

Nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh công bằng, dự án “Phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh đã thu hút nhiều hộ nông dân trồng tiêu tham gia. Nhiều mô hình canh tác tiêu bền vững được phát triển theo các tiêu chuẩn của chứng nhận Rainforest Alliance (R.A) cho các hộ trồng tiêu ở Bù Đốp; đồng thời kết nối với thị trường quốc tế thông qua Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice.

26/01/2015
Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa Thới Bình (Cà Mau) Hân Hoan Niềm Vui Trúng Mùa

Thới Bình là huyện có diện tích lúa thu hoạch sớm nhất tỉnh Cà Mau. Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Thới Bình Lê Thanh Hùng cho biết, nhìn chung trà lúa vụ 2 năm nay kết quả đạt khá cao, từ 4,8 - 5,5 tấn/ha, tăng khoảng 1 tấn/ha so với vụ hè thu.

26/01/2015
Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm Bắc Ninh Hiệu Quả Từ Các Mô Hình Trồng Nấm

So với nhiều trang trại trồng nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình hay Lương Tài, cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu của chị Trần Thị Bình ở thôn Bái Uyên, xã Liên Bão và hộ anh Đoàn Trọng Duẩn thôn Tử Nê, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du được đầu tư rất bài bản, quy mô và hiệu quả.

26/01/2015