Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai

Xây dựng thương hiệu nấm dược liệu Đồng Nai
Ngày đăng: 02/07/2015

Nhiều nông dân trồng nấm trên địa bàn tỉnh đang chuyển đổi sang trồng thêm dòng nấm dược liệu, chủ yếu là nấm linh chi vì sản phẩm này ngày càng được thị trường ưa chuộng, cho thu nhập cao. Trong đó, chủ doanh nghiệp (DN), chủ cơ sở sản xuất với quy mô lớn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu cho dòng sản phẩm nấm dược liệu của Đồng Nai.

* Tiềm năng thị trường lớn

Ông Nguyễn Văn Hòe, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Long Khánh, nhận xét: “Trước đây chỉ có vài hộ trồng nấm linh chi thì nay có hàng chục hộ ở vùng này làm dòng nấm dược liệu này. Tuy nhiên, phần lớn các hộ vẫn trồng với quy mô nhỏ. Tuy dòng nấm này thường bán được với giá cao nhưng do thời gian trồng kéo dài, chi phí nuôi trồng cao hơn nên bà con còn đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường. Nếu có đơn đặt hàng, nông dân có thể dễ dàng tăng sản lượng trồng”.

Một thương lái thu mua nấm linh chi tại TX.Long Khánh so sánh, trong khi giá các loại nấm ăn liên tục xuống thấp thì nấm linh chi luôn giữ ổn định ở mức cao. Thời gian đầu, dòng nấm dược liệu ở Đồng Nai sản lượng còn ít, chưa được thị trường biết nhiều, chủ yếu tiêu thụ ở các tỉnh, thành lân cận. Khi sản lượng tăng, nhiều thương lái mang đi chào hàng tại các tỉnh phía Bắc và được đón nhận khá tốt. Dòng sản phẩm này đang rất hút hàng vì ngày càng được người tiêu dùng quan tâm sử dụng.

* Cần theo hướng chuyên nghiệp

Thị trường nấm dược liệu hiện không còn là sân chơi riêng của sản phẩm nước ngoài mà có thêm rất nhiều nhãn hàng Việt Nam cho khách lựa chọn. Không thiếu DN đầu tư bài bản, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, xây dựng nhãn hàng để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Ông Nguyễn Văn Tuệ, chủ cơ sở sản xuất nấm Minh Dũng (TX.Long Khánh), cho hay: “Ngoài lập trại trồng nấm linh chi, cơ sở của tôi còn thu gom thêm sản phẩm của bà con đưa ra thị trường tiêu thụ. Nấm linh chi bán trôi nổi ngoài thị trường và nấm có thương hiệu có giá bán chênh lệch rất lớn. Chính vì vậy, cơ sở tôi đang đầu tư làm nhãn hàng riêng, có bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng để xây dựng uy tín chất lượng sản phẩm nấm dược liệu của Long Khánh”.

Công ty TNHH một thành viên nấm Phương Quang (huyện Trảng Bom) là một trong những đơn vị đi tiên phong trên địa bàn tỉnh trong ứng dụng công nghệ cao để sản xuất nấm dược liệu. Giám đốc doanh nghiệp này là nữ kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học, đã bỏ số vốn không nhỏ để đầu tư đồng bộ từ hệ thống phòng thí nghiệm, máy móc để sản xuất giống đến mô hình nhà lưới trồng nấm theo công nghệ hiện đại. DN cũng chuẩn hóa quy trình sản xuất nấm sạch từ khâu nuôi trồng đến sơ chế, chế biến; đồng thời quan tâm làm nhãn hiệu riêng, đầu tư mạng lưới bán hàng, dịch vụ tư vấn...

Bà Lê Thị Hương, Giám đốc công ty này, chia sẻ: “Đồng Nai có nghề truyền thống trồng nấm với đội ngũ nông dân giỏi nghề là điều kiện rất thuận lợi để chuyển đổi phát triển dòng sản phẩm nấm dược liệu này. Tuy nhiên, vì đây là dòng thực phẩm chức năng nên có yêu cầu rất chặt chẽ về kỹ thuật trồng. Tỉnh nên có quy hoạch để phát triển nấm linh chi, vừa đảm bảo về mặt chất lượng, vừa có giải pháp cho vấn đề đầu ra. Người trồng nấm ở Đồng Nai nên đầu tư theo hướng chuyên nghiệp với ý thức xây dựng thương hiệu vùng nấm dược liệu Đồng Nai bằng uy tín chất lượng thì giá trị sản phẩm mới cao, đầu ra mới bền vững”.

Theo đại diện Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc tại huyện Thống Nhất (thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), trung tâm đang triển khai dự án thực nghiệm trồng nấm bằng nguồn phế - phụ phẩm nông nghiệp, như: thân, gốc sắn, lõi bắp… Dự án ứng dụng một số công nghệ mới của Hàn Quốc trong sản xuất nấm, trong đó có dòng nấm dược liệu cho lợi nhuận cao hơn hẳn so với cách làm truyền thống. Công nghệ, kỹ thuật mới này sẽ được chuyển giao rộng rãi cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013 Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

16/11/2013
Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

16/11/2013
Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

16/11/2013
Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

16/11/2013
Đích Đến Còn Xa Đích Đến Còn Xa

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

16/11/2013