Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang)
Ngày đăng: 09/02/2015

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

5 năm trở lại đây, nhận thấy nghề nuôi ong không quá nặng nhọc, hiệu quả kinh tế khá cao nên nhiều hộ dân trong huyện mạnh dạn đầu tư mua giống, làm chuồng trại, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc, coi đây là nghề chính để thoát nghèo.

Tiêu biểu là hộ ông Phùn A Mủn, thôn Nghẽo (xã Tuấn Đạo). Khởi nghiệp từ vài đàn ong rừng bắt được, sau đó ông dần nhân giống và hiện có hơn 300 đàn, mỗi năm cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng. Ông Cao Văn Tý, thôn Biểng (xã An Lạc) luôn duy trì gần 70 đàn ong, mỗi năm thu hơn 600 lít mật. Ông Tý cho biết: “Nghề nuôi ong rất phù hợp với người cao tuổi, cho thu nhập khá, tiêu thụ thuận lợi. Cũng vì điều này, tôi đã vận động thêm 20 hộ dân xung quanh cùng nuôi ong lấy mật”.

Anh Nguyễn Văn Hoàn, thôn Chao (xã An Lập) cũng là một người giỏi nuôi ong ở địa phương. Gắn bó với đàn ong ngót 30 năm, với việc duy trì đều đặn hơn 60 đàn, mỗi năm gia đình anh đưa ra thị trường khoảng 500 lít mật. Anh Hoàn cho hay, với giá bán từ 120 - 170 nghìn đồng/lít, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, nuôi ong đang tạo nguồn thu chủ yếu cho gia đình.

Theo ông Nguyễn Đức Lập, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, hiện trên địa bàn huyện có hơn 8 nghìn đàn ong, mỗi năm cho thu từ 180 - 200 tấn mật. Ong được nuôi nhiều ở các xã: An Lạc, Thanh Luận, Giáo Liêm, Tuấn Đạo, Cẩm Đàn, Yên Định…

Nghề nuôi ong đang phát đạt, mật ong được coi là một trong những đặc sản của huyện nhưng một vấn đề đang đặt ra hiện nay là sản phẩm làm ra và bán trên thị trường chủ yếu theo hình thức tự phát, người dân bán, thương nhân thu mua khi có nhu cầu. Vì vậy, mối liên kết này chưa thật sự bền vững, giá cả bấp bênh.

Hơn nữa, việc khai thác lâm sản bừa bãi, đốt nương, làm rẫy khiến diện tích hoa cho ong lấy mật có xu hướng giảm. Khắc phục những vấn đề trên, UBND huyện Sơn Động đã triển khai kế hoạch xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm này.

Hiện, HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động được thành lập tại xã Tuấn Đạo (nơi có số hộ nuôi ong nhiều nhất huyện), tạo thuận lợi cho người nuôi trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, tạo mối liên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Đồng thời, huyện đang triển khai thủ tục đăng ký thương hiệu “Mật ong rừng Sơn Động” tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ).

Ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động cho hay: “Khi đã có thương hiệu, một trong những yêu cầu quan trọng đối với người nuôi là phải bảo vệ được thương hiệu. Muốn vậy, người nuôi cần giám sát chặt chẽ đàn ong, chọn thời điểm tách đàn phù hợp nếu không ong sẽ bay mất.

Cùng đó phải nắm được mùa nào ong lấy mật hoa gì, có như vậy mới bảo đảm được chất lượng sản phẩm, giữ được thương hiệu mật ong rừng Sơn Động”. Thực tế cho thấy, làm được vấn đề nêu trên sẽ là điều kiện thuận lợi để nghề nuôi ong không ngừng phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn cho bò đắt hàng Thức ăn cho bò đắt hàng

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đại gia súc từ cỏ ủ chua, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp mới phát triển mạnh tại Đồng Nai trong vài năm trở lại đây. Mặt hàng này chủ yếu chỉ xuất khẩu sang một số nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản. Nhưng với sự lan rộng của phong trào nuôi bò sữa và nhập khẩu bò Úc nguyên con về vỗ béo đã mở ra cơ hội về thị trường nội địa của dòng sản phẩm này.

10/09/2015
Thịt bò ngoại chưa chắc đã ngon Thịt bò ngoại chưa chắc đã ngon

Sau một thời gian bị choáng ngợp bởi những lời giới thiệu có cánh về thịt bò ngoại, người tiêu dùng tỉnh táo nhận ra rằng hàng ngon cũng có mà hàng dở cũng nhiều!

10/09/2015
Đi tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm Đi tìm giải pháp phát triển bền vững cho cây mãng cầu Xiêm

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

10/09/2015
Quy hoạch, phát triển cây ăn trái Quy hoạch, phát triển cây ăn trái

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

10/09/2015
Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

10/09/2015