Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ đâu

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam bắt đầu từ đâu
Ngày đăng: 24/09/2015

Việt Nam hiện xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, nhưng khi ra nước ngoài rất ít người có thể nhận ra hạt gạo của Việt Nam, trong khi đó, lại dễ dàng nhận biết gạo Ấn Độ, gạo Thái Lan.

Tạo ra sự khác biệt của hạt gạo để bán được giá - đó là kinh nghiệm mà Thái Lan - một cường quốc về xuất khẩu gạo đã chia sẻ trong Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam diễn ra sáng 22/9.

Hội thảo do Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT phối hợp với nhóm liên kết nông nghiệp và thị trường các thành phố châu Á tổ chức. Hội thảo cũng là sự khởi động của đề án xây dựng thương hiệu lúa gạo tầm nhìn đến năm 2030.

Mùi thơm như mùi lá dứa và hoa nhài, logo hình tròn màu xanh lá cây được cấp bởi Chính phủ - đây là những dấu hiệu nhận biết của thương gạo Thái Thai Hom Mali, giúp người tiêu dùng toàn cầu nhận ra loại gạo này giữa nhiều loại gạo khác.

Hiện 1 tấn gạo Thái có giá 1.000 USD/tấn, giá bán lẻ phải từ 10 USD/kg trở lên, còn nếu giá thấp hơn được cảnh báo là hàng giả. Trong khi đó, gạo Việt Nam chưa có nhận diện thương hiệu, mới đây nhất kí hợp đồng với Philipine chỉ được hơn 400 USD/1 tấn gạo.

Theo các chuyên gia, vướng mắc lớn nhất khi xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chính là ở khâu giống. Hiện có rất nhiều giống của các doanh nghiệp, mặc dù có phẩm chất khác biệt nhưng lại khó có quy mô lớn, ổn định sản lượng lâu dài và nhanh chóng bị thoái hóa.

Đề án xây dựng thương hiệu lúa gạo tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 5 là cơ sở quan trọng để những nút thắt được tháo gỡ.

Xung quanh vấn đề: Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Made in Việt Nam nên bắt đầu từ đâu? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đào Đức Huấn - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Vườn Cà Phê Ba Lớp Giống Và Hai Tầng Cây Vườn Cà Phê Ba Lớp Giống Và Hai Tầng Cây

Vườn cà phê thử nghiệm “ba trong một” của hộ nông dân Nguyễn Xuân Bách tại xã Lộc Tân (Bảo Lâm - Lâm Đồng) cho kết quả khả quan. Thay vì trồng thuần một loại giống cà phê như lâu nay, mô hình 3 lớp cây giống cà phê – giống chín sớm (đúng vụ), giống cho thu hoạch hơi muộn và đặc biệt là giống cho thu hoạch muộn (gần như là trái vụ).

29/06/2011
Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn Kết Quả Mô Hình Sản Xuất Rau Theo Quy Trình VietGAP Tại Hóc Môn

Sản xuất theo quy trình VietGAP hiện là một trong những chương trình trọng điểm của Ngành nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, phù hợp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình. Chính vì thế họ đòi hỏi khắt khe những sản phẩm sản xuất ra phải thật sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp và tiện sử dụng...

23/04/2012
Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Nuôi Dúi Thận Trọng Cây, Con Đặc Sản: Nuôi Dúi

Dúi (có nơi còn gọi là con rúi) được xếp vào loại đặc sản; thịt dúi ngon, mát, giầu đạm. Đây là loại con dễ nuôi, chi phí rất thấp, ít tốn diện tích.

25/04/2012
Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm

Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%

01/07/2011
Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

17/05/2012