Xây dựng thương hiệu gạo Việt là quá trình lâu dài

Chiều 1.10, Chính phủ họp báo thường kỳ thông báo về kết quả phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9.2015 và trả lời những vấn đề dư luận nóng được dư luận quan tâm.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, quý III đạt 6,81%, 9 tháng đạt 6,5%.
Trong đó, công nghiệp tăng 9,57%, nông nghiệp ước tăng 2,08%, dịch vụ ước tăng 6,17%. Ước cả năm GDP tăng trên 6,5%, vượt kế hoạch đề ra (6,2%), cao nhất trong 8 năm qua.
Trả lời vấn đề gạo Việt Nam chưa có thương hiệu có phải do cách điều hành của nhà quản lý, tập trung vào số lượng, bán sản phẩm thô mà chưa hướng đến chất lượng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết:
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 706/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong đó đề ra nhiều giải pháp phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp bảo đảm chất lượng và đưa gạo Việt Nam tham gia trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu.
"Việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là quá trình lâu dài, đòi hỏi nỗ lực, trách nhiệm của cả Chính phủ, các cơ quan, địa phương liên quan và của doanh nghiệp, người nông dân”- Bộ trưởng Nên nhấn mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề nông nghiệp, trước vấn đề ngành chăn nuôi có thể “thua trên sân nhà” khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, việc tham gia sẽ có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cho nước ta, nhất là đối với một số mặt hàng nông sản như thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò và hoa quả.
"Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu đoàn đàm phán của ta đặc biệt quan tâm tới những lợi ích của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm mở thêm thị trường cho xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ thực hiện bảo hộ hợp lý, nhất là với những ngành có khả năng cạnh tranh thấp, để có thêm thời gian cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả" - Bộ trưởng Nên cho hay.
Về trường hợp bổ nhiệm giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam có nhiều vấn đề như không đủ tiêu chuẩn, không đúng quy trình…, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết:
"Bộ Nội vụ đã nắm bắt thông tin về vụ việc trên, để có câu trả lời chính thức việc bổ nhiệm giám đốc Sở KHĐT tỉnh Quảng Nam có đúng quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện hay không, Bộ đã thành lập tổ công tác vào Quảng Nam làm việc để xem xét" - ông Tuấn thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề nuôi cá bè, anh Nguyễn Văn Nghĩa (ấp 2, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lăng nha đuôi đỏ. Lần đầu tiên, anh thả nuôi 5.000 con, do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều, thu hoạch chỉ được 3.000 con.

Cá sặc rằn có tên khoa học Trichopodus pectoralis, là một loại cá bản địa có khả năng sinh sản trong tự nhiên cao. Với chất lượng thịt cá thơm ngon và giá trị kinh tế ổn định, mô hình nuôi cá sặc rằn thương phẩm đang được nhiều nông dân quan tâm.

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.