Xây Dựng Thí Điểm 01 Mô Hình Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc chủ trì Hội nghị; dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND các huyện Tuy An, Đông Hòa, TX Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa.
Ngày 07/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Trong đó, đối với chính sách tín dụng, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm…
Để chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị của Chính phủ tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên đang vận động xây dựng mô hình liên kết từ khâu khai thác, bảo quản - thu mua - chế biến - xuất khẩu cá ngừ do Công ty CP Bá Hải liên kết với 20-30 chủ tàu khai thác cá ngừ Phú Yên.
Nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2015, ưu tiên thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển đối với các tàu cá đăng ký tham gia hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Trong đó, 100% tàu khai thác cá ngừ được tổ chức sản xuất theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng thí điểm 01 mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Được biết hiện nay, toàn tỉnh có 6.146 tàu cá, trong đó 1.044 tàu cá công suất từ 90CV trở lên; có 103 tổ tàu thuyền an toàn với 919 tàu cá tham gia; 5 nghiệp đoàn nghề cá. Trong những năm qua, các mô hình tổ tàu thuyền an toàn, các tổ sản xuất hình thành tự nguyện trong cộng đồng ngư dân đã tích cực hỗ trợ nhau trong sản xuất; thực hiện cứu nạn cứu hộ, phòng chống lụt bão theo phương châm 4 tại chỗ; góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay như nhu cầu mở rộng ngư trường khai thác; tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; chi phí đầu vào cho chuyến biển không ngừng tăng; an ninh trật tự trên biển ngày càng phức tạp.
Các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành, liên kết thiếu bền vững; chỉ hỗ trợ nhau về thông tin thời tiết, ngư trường, thiên tai địch họa; chưa liên kết được các dịch vụ hậu cần như: liên kết khai thác và luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm ra biển cung cấp cho các tàu khác trong tổ để kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm; thiếu quy chế hoạt động, thiếu hợp đồng hợp tác, chưa hình thành được mô hình liên kết ngang, liên kết dọc theo chuỗi giá trị…
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.

Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.

Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.

Sản lượng thuỷ sản tháng 1 ước đạt 6.396 tấn, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng tôm 1.736 tấn, tăng 17,6%; cá 2.356 tấn, tăng 2,9% và thủy sản các loại khác 2.304 tấn, tăng 25,9%. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 4.356 tấn, tăng 24,4% so cùng kỳ; khai thác 2.040 tấn, giảm 3,4%.

Theo bà con ngư dân xã Bình Thắng (Bình Đại), trong những ngày đầu năm, thời tiết thường thuận lợi, cá tôm sinh sản nhiều nên hầu hết tàu khai thác đều tranh thủ ra khơi bám biển để mang về những mẻ lưới đầy tôm, cá, mở đầu cho một năm khai thác mới.