Xây Dựng Thí Điểm 01 Mô Hình Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Chiều 11-7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc chủ trì Hội nghị; dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành liên quan, lãnh đạo UBND các huyện Tuy An, Đông Hòa, TX Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa.
Ngày 07/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân (gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác thủy sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.
Trong đó, đối với chính sách tín dụng, chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm; lãi suất chủ tàu phải trả thấp nhất là 1%/năm và cao nhất chỉ là 3%/năm…
Để chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị của Chính phủ tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên đang vận động xây dựng mô hình liên kết từ khâu khai thác, bảo quản - thu mua - chế biến - xuất khẩu cá ngừ do Công ty CP Bá Hải liên kết với 20-30 chủ tàu khai thác cá ngừ Phú Yên.
Nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2015, ưu tiên thành lập các tổ, đội sản xuất trên biển đối với các tàu cá đăng ký tham gia hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Trong đó, 100% tàu khai thác cá ngừ được tổ chức sản xuất theo mô hình tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng thí điểm 01 mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Được biết hiện nay, toàn tỉnh có 6.146 tàu cá, trong đó 1.044 tàu cá công suất từ 90CV trở lên; có 103 tổ tàu thuyền an toàn với 919 tàu cá tham gia; 5 nghiệp đoàn nghề cá. Trong những năm qua, các mô hình tổ tàu thuyền an toàn, các tổ sản xuất hình thành tự nguyện trong cộng đồng ngư dân đã tích cực hỗ trợ nhau trong sản xuất; thực hiện cứu nạn cứu hộ, phòng chống lụt bão theo phương châm 4 tại chỗ; góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay như nhu cầu mở rộng ngư trường khai thác; tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; chi phí đầu vào cho chuyến biển không ngừng tăng; an ninh trật tự trên biển ngày càng phức tạp.
Các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành, liên kết thiếu bền vững; chỉ hỗ trợ nhau về thông tin thời tiết, ngư trường, thiên tai địch họa; chưa liên kết được các dịch vụ hậu cần như: liên kết khai thác và luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ và vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm ra biển cung cấp cho các tàu khác trong tổ để kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm; thiếu quy chế hoạt động, thiếu hợp đồng hợp tác, chưa hình thành được mô hình liên kết ngang, liên kết dọc theo chuỗi giá trị…
Có thể bạn quan tâm

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!