Xây Dựng Thành Công 50ha Khóm Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã thực hiện thành công mục tiêu đưa ra ban đầu là xây dựng được mô hình phát triển vùng chuyên canh cây khóm Cầu Đúc (50ha) theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tạo vùng chuyên canh cây khóm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ trồng khóm Queen tại Hậu Giang.
Dự án đã đào tạo, tập huấn kiến thức về công nghệ cao và kỹ thuật trồng khóm cho 8 kỹ thuật viên và hơn 1.100 lượt nông dân trồng khóm ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
Qua đây, góp phần nâng cao tay nghề trồng khóm cũng như nâng chất lượng trái khóm, tạo dựng thương hiệu khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn và đồng đều cho thị trường. Ngoài ra, dự án còn xây dựng được nhà máy sản xuất phân hữu cơ viên với công suất 2 tấn/giờ, 300 tấn/năm; cung cấp lại cho các rẫy khóm, một phần giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư, đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Trung bình mỗi ngày tại các cơ sở chế biến cá cơm khô có từ 30 – 40 lao động, có hôm cá nhiều lượng lao động tăng lên hơn 50 lao động/cơ sở chế biến. Trung bình mỗi lao động một ngày có thu nhập từ 150.000 - 170.000 đồng, nhiều hôm tăng ca mỗi người có thể thu nhập hơn 200.000 đồng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã có thông báo chính thức về kết quả làm việc với Đoàn thanh tra EU sau chuyến thanh tra tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát ATTP đối với sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam.

Dự án Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 được khởi công xây dựng vào tháng 2-2014, trên diện tích 34,3 ha, tại xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa); tổng mức đầu tư của dự án gần 230 tỷ đồng. Dự án khi hoàn thành xây dựng sẽ đáp ứng cho việc chăn nuôi 2.000 con bò vắt sữa với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hàng chục gia trại ở xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình liên tục "bội thu" nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng lớn. Chỉ tính riêng 9 tháng của năm 2014, xã Cam Thuỷ đã có hàng chục gia trại xuất chuồng được hàng trăm con lợn, vài ngàn con gà, nhờ đó mà thu về lãi ròng trên 300 triệu đồng/1 gia trại...