Xây Dựng Thành Công 50ha Khóm Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã thực hiện thành công mục tiêu đưa ra ban đầu là xây dựng được mô hình phát triển vùng chuyên canh cây khóm Cầu Đúc (50ha) theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tạo vùng chuyên canh cây khóm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ trồng khóm Queen tại Hậu Giang.
Dự án đã đào tạo, tập huấn kiến thức về công nghệ cao và kỹ thuật trồng khóm cho 8 kỹ thuật viên và hơn 1.100 lượt nông dân trồng khóm ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
Qua đây, góp phần nâng cao tay nghề trồng khóm cũng như nâng chất lượng trái khóm, tạo dựng thương hiệu khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn và đồng đều cho thị trường. Ngoài ra, dự án còn xây dựng được nhà máy sản xuất phân hữu cơ viên với công suất 2 tấn/giờ, 300 tấn/năm; cung cấp lại cho các rẫy khóm, một phần giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư, đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, sau khi đi tham quan mô hình nuôi chim cút của một người quen ở xóm Mỹ Trọng, anh Hoàng Trung Sơn, thôn Thượng, xã Mỹ Xá (TP Nam Định) đã mở trang trại nuôi chim cút. Trải qua nhiều gian truân và thất bại, giờ đây anh Sơn đã có 4 giàn chuồng nuôi chim cút khá quy mô với số lượng lúc cao điểm lên đến trên 1 vạn con.

Ngay tại thị xã Bắc Kạn, những mô hình nuôi lợn lai rừng theo hình thức bán hoang dã đã được thực hiện hiệu quả. Nông hộ bỏ vốn đầu tư không quá lớn; công chăm sóc ít mà thu lãi hàng trăm triệu đồng. Nuôi lợn bán hoang dã đang hứa hẹn trở thành hướng làm kinh tế hiệu quả cao.

Sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp nhưng chi phí cao đã khiến ngành chăn nuôi dễ bị tổn thương. Theo nhiều chuyên gia, nếu Nhà nước không có hành động quyết liệt thì ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nguy cơ “thua trên sân nhà”.

Dịch cúm gia cầm xuất hiện chủ yếu trên đàn vịt có quy mô lớn của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn 4 huyện, thị xã… của Bắc Ninh.

Mô hình chăn nuôi heo và gà trên đệm lót sinh học mà bà con nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) áp dụng đã hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đây là phương pháp sử dụng chế phẩm Balasa N01 (dùng để khử độc, mùi hôi phát sinh từ chất thải chăn nuôi) kết hợp với mùn cưa, trấu, hoặc bột bắp… tạo ra quần thể vi sinh xử lý chất thải của vật nuôi, hạn chế mầm bệnh.