Xây Dựng Thành Công 50ha Khóm Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Đó là kết quả đạt được của dự án cấp Bộ “Xây dựng mô hình áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để phát triển vùng chuyên canh cây khóm Queen “Cầu Đúc” ở Hậu Giang”, do thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều làm chủ nhiệm. Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu loại khá.
Sau hơn 3 năm thực hiện, dự án đã thực hiện thành công mục tiêu đưa ra ban đầu là xây dựng được mô hình phát triển vùng chuyên canh cây khóm Cầu Đúc (50ha) theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần tạo vùng chuyên canh cây khóm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho các hộ trồng khóm Queen tại Hậu Giang.
Dự án đã đào tạo, tập huấn kiến thức về công nghệ cao và kỹ thuật trồng khóm cho 8 kỹ thuật viên và hơn 1.100 lượt nông dân trồng khóm ở TP.Vị Thanh và huyện Long Mỹ.
Qua đây, góp phần nâng cao tay nghề trồng khóm cũng như nâng chất lượng trái khóm, tạo dựng thương hiệu khóm Cầu Đúc theo tiêu chuẩn VietGAP, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn và đồng đều cho thị trường. Ngoài ra, dự án còn xây dựng được nhà máy sản xuất phân hữu cơ viên với công suất 2 tấn/giờ, 300 tấn/năm; cung cấp lại cho các rẫy khóm, một phần giúp nhà nông giảm chi phí đầu tư, đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.

Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.

Mặc dù có những bước phát triển tích cực trong khai thác thủy sản, song ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng số lượng lớn tàu cá công suất nhỏ và cả tàu cá công suất lớn tập trung khai thác thủy sản trái phép ở vùng ven bờ, sử dụng các ngư cụ, phương pháp khai thác mang tính hủy diệt dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị suy giảm, môi trường bị xâm hại, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngư dân.

Mỗi lứa, gia đình anh Trần Văn Thơ, ở xóm Cổ Rùa, xã Cao Ngạn (T.P Thái Nguyên) nuôi từ 6.000 đến 8.000 con gà, nguồn giống được lấy từ các trại sản xuất, kinh doanh giống trong tỉnh Thái Nguyên.

Nhà anh Bùi Văn Tú Em có 24 công ruộng nhưng “mới thu hoạch được hơn 10 công thì trời mưa suốt, khoảng 5 công lúa ngã xẹp lép buộc phải mướn cắt tay với giá 400.000 đ/công”. Anh Tú Em nhẩm tính, năng suất vụ này khoảng 25 giạ/công, với giá lúa 105.000 đ/giạ như hiện nay nếu thời tiết thuận lợi, cắt máy được thì trừ chi phí nông dân còn có thể lời khoảng 1 triệu đồng/công.