Xây dựng NTM ở Thạch Hưng chính quyền, người dân còn thờ ơ

Trong số những tiêu chí chưa đạt thì hầu như đều vì một nguyên nhân chung nhất đó là cơ sở hạ tầng không đảm bảo.
Ông Lê Trung Liện - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã cho biết: “Hệ thống đường giao thông nông thôn (11 km) do được bê tông hóa từ hơn chục năm trước nên chỉ rộng khoảng 2-3m, chưa tính lề, so với quy định hiện nay thì không đáp ứng yêu cầu.
Nếu muốn thực hiện được tiêu chí này, bắt buộc phải đầu tư xây lại để có 80% đường bê tông đạt chuẩn (gần 9 km)”.
Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, ông Liện cũng tỏ ra băn khoăn vì hiện nay, xã mới chỉ có 1/6 thôn (thôn Hòa) có nhà văn hóa đạt chuẩn; còn khu thể thao vẫn chưa có thôn nào đạt chuẩn.
Hiện, thôn Bình đang tiến hành đổ móng nhà văn hóa nhưng lại không đủ diện tích để xây khu thể thao.
Đối với 4 thôn còn lại, chỉ duy nhất thôn Thúy Hội có đủ diện tích để xây mới lại theo yêu cầu, còn lại 3 thôn Kinh Nam, Trung Hưng và Tiến Hưng không đủ diện tích đất để xây dựng khuôn viên của cả 2 hạng mục này.
Cũng chỉ vì một số hạng mục như nhà đa chức năng và công trình phụ trợ chưa được xây mới mà Trường Tiểu học Thạch Hưng bị mất danh hiệu chuẩn quốc gia mức độ 1; tiêu chí trường học từ chỗ đạt quay về chưa đạt.
Đối với tiêu chí môi trường, theo quy định thì nhà dân phải cách nghĩa trang 500m, trong khi tại thôn Kinh Nam, dân lại ở sát khu vực này.
Đây cũng là một khó khăn đối với Đảng bộ và chính quyền xã Thạch Hưng trong hành trình về đích NTM.
Theo báo cáo của xã, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn này là do thu ngân sách, xuất phát điểm của xã, đời sống, nhận thức người dân còn thấp.
Tuy nhiên, với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ cách đây cả chục năm, vị trí địa lý thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế và lúc bắt đầu thực hiện chương trình này, Thạch Hưng đã trở thành đơn vị của thành phố được 5 năm; đồng thời, qua rà soát của Chi cục Thống kê cách đây không lâu, thu nhập bình quân đạt 22,1 triệu đồng/người/năm, dự kiến đến cuối năm là 25 triệu đồng, thì nguyên nhân trên chưa thỏa đáng.
Phải khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền, người dân còn thờ ơ với xây dựng NTM.
Trong 5 năm, xã chỉ làm mới được 0,32/8,73 km đường trục thôn xóm, đạt 3,67% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.