Xây dựng NTM ở Ninh Lai phát huy tốt tình làng xóm

100% đường giao thông của xã Ninh Lai đều được bê tông hoá.
Ninh Lai là xã có đông đồng bào dân dộc thiểu số, với trên 2.000 khẩu, cư dân sinh sống lâu đời nên quan hệ làng xóm rất gắn kết. Điều đó đã tạo thuận lợi cho công tác tuyên truyền, phổ biến xây dựng NTM tại địa bàn.
Ông Trương Viết Hùng – Bí thư Đảng uỷ xã Ninh Lai chia sẻ:
“Ngày ra quân làm NTM, riêng tại trụ sở xã đã tập trung được cả nghìn người, mỗi hộ đều có 1 người đến tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm. Chính chúng tôi cũng cảm thấy ấn tượng vì mới phổ biến cho các trưởng thôn mà đã huy động được nhiều người đến vậy”.
Đặc biệt, trong quá trình vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM, Đảng uỷ và chính quyền xã Ninh Lai xác định không tạo gánh nặng cho dân, vì thế xã để người dân tự nguyện đóng góp, xã không đứng ra thu.
Toàn bộ công trình giao thông đều do người dân tự họp với nhau để bàn bạc và thi công, Nhà nước chỉ hỗ trợ 2 triệu đồng/km.
“Chúng tôi cũng không giao chỉ tiêu cho các thôn mà chỉ khích lệ các thôn tự thi đua với nhau, từ làm đường tới lao động sản xuất. Từ đó tạo ra phong trào thi đua rộn ràng ở khắp các thôn, xóm” – ông Hùng cho hay.
Cũng theo chia sẻ của ông Hùng, hầu hết diện tích đất của xã thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo nên đất canh tác rất ít. Mấy năm trước, số hộ nghèo của xã chiếm tỷ lệ rất lớn.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã đã vận động nhân dân chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó chủ yếu là nuôi lợn.
“Hiện với 600 tấn lợn xuất bán/tháng, tính ra mỗi ngày người dân ở đây sản xuất được 20 tấn lợn, tiêu thụ 1.500 tấn cám/ngày. Nhờ chăn nuôi lợn mà nhiều hộ đã có thu nhập từ 300 – 400 triệu đồng/năm - điều tưởng như là mơ so với chục năm trước đây” – ông Hùng nói.
Có hướng đi đúng đắn, người dân nỗ lực vươn lên nên đến giữa năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 8,8%. “Xã chúng tôi khác với nhiều nơi là từ cán bộ đến người dân đều không có tệ nạn cờ bạc.
An ninh trật tự cực kỳ tốt, vì người dân tự nhắc nhở lẫn nhau, chăm chỉ phấn đấu làm ăn. Đặc biệt cán bộ phải làm gương cho dân, tự điều chỉnh mình” – ông Hùng nói.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, gần hai năm nay nghề sản xuất nước mắm truyền thống của huyện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cá cơm nguyên liệu trầm trọng, trong khi nguyên liệu chủ yếu để làm nên hương vị đặc sắc của nước mắm Phú Quốc chính là cá cơm.

Đó là nhận định của Bí thư Đảng ủy xã Bạch Đằng (Tân Uyên, Bình Dương) Nguyễn Thanh Âm. Bí thư Nguyễn Thanh Âm cho biết thêm, Bạch Đằng hiện có 1.471 hộ dân. Qua thống kê, giám sát và đánh giá 6 tháng đầu năm 2013, mức thu nhập bình quân đầu người của xã Bạch Đằng đạt khoảng 25 triệu đồng/năm.

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.