Xây Dựng Nông Thôn Mới Vốn Ưu Đãi Cần Đến Với Dân Nhiều Hơn Nữa

Ngày 11-6, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Cần Giờ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân, điều quan trọng là phải giải ngân tối đa và sử dụng hiệu quả đồng vốn, đồng thời cần tìm cách để người dân có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của TP nhiều hơn. Chính sự lồng ghép các chương trình và khai thác các nguốn vốn từ xã hội, doanh nghiệp, nỗ lực của người dân tại chỗ làm cho nguồn lực mạnh lên.
Bên cạnh đó, nhận thức về xây dựng NTM ở các địa phương thời gian qua được nâng lên nên việc chỉ đạo các mặt ở nông thôn được dễ dàng hơn nhờ có chỉ tiêu, định lượng cụ thể hơn; bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Nhưng để hoàn thành việc xây dựng NTM, đòi hỏi lãnh đạo và người dân huyện Cần Giờ phải nỗ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm cho biết, xuất phát điểm của Cần Giờ so với các huyện khác còn thấp, nhưng hướng phát triển của Cần Giờ lại rõ nét, đó là bên cạnh việc bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn là khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái dưới tán rừng, cũng như lợi thế về nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm nước lợ.
Lãnh đạo huyện Cần Giờ đề nghị TP nhanh chóng quy hoạch về nuôi chim yến để việc quản lý đi vào nền nếp. Hiện nay nhà nuôi yến ở Cần Giờ tăng rất nhanh, lên đến 217 căn, trong đó phần lớn là nhà xây không phép.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều hộ trồng mì tại huyện Long Thành (Đồng Nai), trước tết khi mới bước vào vụ thu hoạch, giá củ mì tươi bán tại rẫy đã tăng đến 2.600 đồng/kg, nhưng hiện tai, giá mì đã giảm xuống còn 1.800 đồng/kg đối với mì 30 độ và 1.700 đồng/kg đối với mì 25 độ.

Không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí phân, thuốc, nông dân Nguyễn Hữu Nhi, ấp Mương Điều B, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) trồng mía trên diện tích 2.000 m2, mỗi năm 1 vụ cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Mô hình này đang được chi bộ ấp phát động nhân rộng để tăng thu nhập cho nông dân.

Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết, trong những ngày gần đây, tình hình dịch hại trên cây lúa của tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng gia tăng.

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.

Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.