Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở U Minh Khi Nhân Dân Đồng Thuận

Khánh An là 1 trong 2 xã của huyện U Minh được chọn làm điểm chỉ đạo thực hiện đề án quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Qua 2 năm thực hiện chương trình, diện mạo của xã có nhiều thay đổi.
Một trong những phong trào nổi bật của xã trong thời gian qua là việc huy động sức dân để xây dựng các công trình lộ giao thông nông thôn bảo đảm theo quy cách lộ nông thôn mới.
Con lộ bê-tông tuyến T19, thuộc ấp 13, xã Khánh An, huyện U Minh được khánh thành và đưa vào sử dụng ngay những tháng đầu năm 2012, có chiều dài 3.500 m, nguồn vốn đầu tư 2,5 tỷ đồng. Đây là công trình mang đậm sức dân, bởi người dân không chỉ góp 20% vốn, góp ngày công mà còn tham gia vào tổ giám sát trong suốt quá trình thi công.
Tất cả đều ý thức được rằng, góp phần xây dựng nông thôn mới không chỉ là trách nhiệm mà còn gắn chặt quyền lợi thiết thực của người dân trong đó.
Ông Tô Quốc Bình, Trưởng ấp 13, xã Khánh An, cho biết, từ khi triển khai kế hoạch thực hiện công trình này, địa phương đã tham khảo ý kiến của người dân và nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của bà con nên quá trình thi công diễn ra thuận lợi. Từ việc thu dọn mặt bằng, phá hàng rào, cây xanh để nhà thầu kịp thi công bà con đều tham gia tích cực.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân nông thôn, do đó chương trình luôn được thực hiện một cách dân chủ, công khai, người dân luôn giữ vai trò chủ thể. Họ không chỉ tham gia giám sát theo quy định từ việc thực hiện các công trình xây dựng lộ giao thông nông thôn mà còn góp vốn, góp ngày công trên tinh thần tự giác cao.
Bà Nguyễn Thị Tỏ, ấp 1, xã Khánh An, cho rằng, xây dựng lộ nông thôn gắn chặt quyền lợi của người dân trong đó, nên gia đình bà và bà con trên tuyến lộ đi qua đều đóng góp tốt nguồn vốn đối ứng để công trình bảo đảm thi công nhanh, kịp thời đưa vào sử dụng, giúp người dân đi lại thuận lợi, nhất là việc mua bán, trao đổi hàng hoá.
Đến với xã Khánh An bây giờ, đi trên những con lộ giao thông nông thôn được bê-tông hoá, mọi người đều rất phấn khởi, những con đường mới không chỉ giúp cho việc đi lại thuận lợi mà còn góp phần mở ra hướng thoát nghèo trong dân.
Tuy đời sống người dân trong xã vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng khi bàn về việc góp vốn, tham gia xây dựng đường hay các công trình phúc lợi xã hội thì người dân đều nhất trí cao.
Ông Quách Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết, tất cả các chương trình, mục tiêu đề ra đều được công khai dân chủ trước dân, trong đó đảng viên và các hội đoàn thể là những hạt nhân đi đầu trong suốt quá trình triển khai thực hiện, mọi hoạt động đều có sự tham gia giám sát chặt chẽ của người dân.
Hiện tại, Khánh An đang tập trung huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chung tay góp sức để xã sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới vào cuối năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Trận lũ quét vừa qua gây hậu quả nặng nề về đời sống, sản xuất ở vùng thượng Hương Sơn, trong đó hàng trăm ha chè công nghiệp - loại cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của người dân xã Sơn Kim II (Hà Tĩnh) bị hư hỏng.

Cuối năm 2012, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Dương, nông dân xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo lần đầu tiên biết đến mô hình nuôi heo nái hướng nạc. Theo nhận xét ban đầu của Hội Nông dân xã Vĩnh Hòa, mô hình trên đã bắt đầu “đơm hoa kết trái”…

Theo ông Nguyễn Ngọc Việt - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (QLCLNLTS), việc triển khai mô hình thực phẩm rau an toàn theo chuỗi là tiền đề để xây dựng cơ sở rau an toàn.

Hiện nay, ngành cá tra Việt Nam đang có chiều hướng “tuột dốc” mà nguyên nhân chính là do nội tại còn nhiều bất cập. Việc lấy ý kiến hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành cá tra nhằm vực dậy ngành cá tra Việt Nam là việc cần thiết.

Ngày 28-10, ông Trần Văn Tấn (Mỹ Phước Tây, Cai Lậy, Tiền Giang) là thương lái cho biết, hiện nay heo hơi bán ở các trại có giá từ 46- 48 ngàn đồng/kg, ở các nơi chăn nuôi nhỏ lẻ từ 43-45 ngàn đồng/kg, tăng 10 ngàn đồng/kg so với đầu năm 2013.