Xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam Đại Minh ngày càng đại thắng

Ông Phan Năm – Chủ tịch UBND xã Đại Minh hồ hởi cho biết: Trên đường đi đến đây, chắc các anh đã thấy rõ, hầu hết đường làng, ngõ xóm ở Đại Minh rất sạch sẽ, gần như không có rác thải.
Ban đêm đèn đường thắp sáng trưng.
Thôn nghèo nhất xã là Quảng Huệ cũng “thay da đổi thịt” nhanh chóng.
Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Huệ rất cao, đường sá lầy lội quanh năm, giờ thì đi đến đâu cũng thấy đường bê tông phẳng lì, nhà cửa khang trang, thôn cũng chỉ còn vài hộ nghèo.
Đường về Đại Minh không còn lầy lội như trước, thay vào đó là những con đường bê tông phẳng lỳ, sạch bóng.
Trong gần 5 năm qua, Đại Minh đã huy động đầu tư 28 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
Nhờ đó, đường trục xã, liên xã đã được bê tông hóa 100% (17,712km), đường thôn xóm cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.
Theo ông Phan Năm, Đại Minh không phải là xã điểm xây dựng NTM.
Lúc mới triển khai, Đại Minh chỉ đạt 5-6 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người hơn 17 triệu đồng/người/năm; hộ nghèo còn trên 10%.
Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai xây dựng NTM, xã đã cơ bản đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, thu nhập bình quân đạt trên 23,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,95%...
Dự kiến cuối năm nay, Đại Minh sẽ được công nhận là xã đạt chuẩn NTM.
Đáng chú ý là hầu như mọi lĩnh vực kinh tế, Đại Minh đều có nét mới.
Như ở lĩnh vực nông nghiệp, HTX ở đây đã định hướng cho nông dân làm chuyên canh lúa giống để có thu nhập cao gấp rưỡi, gấp đôi trồng lúa ăn bình thường.
Được biết, từ một vài ha ban đầu, hiện nay, nông dân Đại Minh đã có cánh đồng chuyên canh lúa giống, mỗi năm sản xuất đến 160ha.
Bên cạnh cây lúa, bà con cũng triển khai những vùng chuyên canh cây màu hiệu quả khác, trong đó cây đậu xanh chiếm 60 ha/năm.
Ước tính, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân ở Đại Minh đạt trên 126 tỷ đồng/năm.
Ông Trương Văn Hải - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Đại Minh, cho biết: “Ngoài việc phát triển sản xuất lúa giống, cây hoa màu cũng là một thế mạnh của xã.
Bên cạnh đó, vùng Đại Minh là bãi bồi nên đất đai rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây thuốc lá, ớt, ngô… Để tăng hiệu quả sản xuất, địa phương đang liên kết với doanh nghiệp trồng 60ha cây đậu xanh, với 420 hộ tham gia, năng suất đậu xanh bình quân 1 tấn/ha...”.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Năm cho biết thêm, thời gian qua Đại Minh cũng luôn khuyến khích nhân dân phát triển thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Đại Minh là khu vực trung tâm của các xã vùng B Đại Lộc nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh lĩnh vực thương mại, dịch vụ của xã.
Hiện nay, thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 40% trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bên cạnh đó, Đại Minh đã quy hoạch được khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phục hồi được nhiều ngành nghề truyền thống, như nghề làm trống Đông Yên, mây tre, bánh tráng… Những bước đi này đã và đang góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Dự án nhằm góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo hướng khép kín. Từ đó giúp nông dân giảm thất thoát lúa, kéo dài thời gian trữ lúa, đảm bảo phẩm chất hạt lúa và tăng mức cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhận định: Nếu như tổng xuất siêu của cả ngành nông nghiệp nước ta tính đến hết tháng 11/2014 đạt 8,2 tỷ USD thì xuất siêu từ riêng ngành thủy sản đã chiếm hơn 5 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thời điểm hiện nay đã đạt 7,2 tỷ USD và dự kiến sẽ cán đích 7,8 tỷ USD trong năm 2014.

Anh Nguyễn Văn Tới, ấp Nam, đang chăm sóc 2 công rau cho biết, anh vừa mới thu hoạch được trên 1 tấn rau tía tô, bán với giá 11.000 đồng/kg. Trước đó, anh thu hoạch ngò gai cũng bán được giá cao. “Với giá này, người trồng rau đảm bảo có lời” - anh Tới phấn khởi nói.

Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).