Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó

Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.
LTS: Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015-2020) sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 28 đến 30.9.2015 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đại hội sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Một trong những dấu ấn rõ nét về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua là Chương trình xây dựng nông thôn mới. NTNN ghi nhận một số kết quả chương trình này.
Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh làm tốt và đi đầu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước.
PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Gọi - Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Đồng Nai, về vấn đề này.
Quyết liệt thực hiện
Ông có thể cho biết vì sao Chương trình xây dựng NTM Đồng Nai đi đầu cả nước với 2 huyện, thị đạt chuẩn sớm?
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành (thứ 3 và thứ 5 từ trái sang) tham quan mô hình khảo nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.
- Theo tôi có 2 nguyên nhân: Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”: Có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững.
Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện. Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.
Vậy, hiện nay NTM ở Đồng Nai đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?
- Đến tháng 9 này, tỉnh Đồng Nai có 63/133 xã đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt, có 2 huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn NTM.
Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, Đồng Nai sẽ có thêm 25 xã nữa đạt chuẩn.
Chúng tôi đang ráo riết hoàn thành hồ sơ 3 huyện để đăng ký đạt chuẩn huyện NTM, gồm: Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch.
Nâng chất các tiêu chí
Được biết, Đồng Nai đã công bố bộ nâng chất tiêu chí NTM, trong đó có thu nhập bình quân đầu người là 45 triệu đồng/người/năm. Theo ông, điều này có khả thi?
"Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với Chương trình xây dựng NTM” Ông Lê Văn Gọi.
- Nên hiểu rằng bộ tiêu chí này chỉ để áp dụng cho những xã đã hoàn thành NTM rồi. Chúng tôi đưa ra con số này để các xã này phải tiếp tục phấn đấu. Hiện có một số đã đăng ký sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Vậy, thu nhập bình quân của người dân các xã đạt xã NTM là bao nhiêu, thưa ông?
- Hiện là 32,58 triệu đồng/người /năm. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Đồng Nai có 15% số xã đạt chuẩn.
Vậy Đồng Nai sẽ có giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho bà con ở các huyện miền núi?
- Không còn con đường nào khác hơn là các huyện này phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Và quan trọng hơn hết là phải đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…
- Đồng Nai là một tỉnh quy tụ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, vậy trong chỉ đạo, thực hiện NTM các địa phương đã làm thế nào?
-Đây là một trong những cái khó của chúng tôi khi triển khai Chương trình xây dựng NTM. Không thể khuôn cứng cách thức dân vận vì vậy công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo nên đã làm tốt chương trình này.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm nghiên cứu, tiếp thu khoa học công nghệ mới, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa (trên địa bàn xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa) đã chủ động ứng dụng công nghệ dùng men vi sinh sản xuất tôm giống sạch; ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất đa dạng đối tượng giống thủy sản phục vụ nhu cầu thả nuôi luân canh, xen canh với tôm sú.

Theo lịch thời vụ, các hồ đã tiến hành thả tôm giống đợt 1 năm 2013 được gần 20 ngày. Nhưng nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh hiện vẫn án binh bất động. Nhiều diện tích hồ nuôi tôm trên cát bỏ hoang phế vì liên tục thất bại.

Khi người dân nhiều vùng nuôi tôm kêu trời không thấu vì dịch bệnh tôm chết liên miên, giá cả lên xuống thất thường, thì những con người thầm lặng thuở nào bám giữ ruộng đồng và nặng tình với con cá có thể ung dung "kê cao gối ngủ". Bởi con cá đồng sau một thời gian chìm nổi đã bắt đầu tìm lại chỗ đứng của mình như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho công khó nhọc của người nông dân.

Những năm gần đây, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân và từng bước thay đổi diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương.

Thiếu vốn để sản xuất, chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ bất ổn cũng như công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nói chung và sản xuất, tiêu thụ cá tra nói riêng của tỉnh Vĩnh Long hiện nay.