Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó
Ngày đăng: 28/09/2015

Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.

LTS: Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015-2020) sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 28 đến 30.9.2015 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đại hội sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Một trong những dấu ấn rõ nét về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua là  Chương trình xây dựng nông thôn mới. NTNN ghi nhận một số kết quả chương trình này.

Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh làm tốt và đi đầu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước.

PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Gọi -  Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Đồng Nai, về vấn đề này.

Quyết liệt thực hiện

Ông có thể cho biết vì sao Chương trình xây dựng NTM Đồng Nai đi đầu cả nước với 2 huyện, thị đạt chuẩn sớm?

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành (thứ 3 và thứ 5 từ trái sang) tham quan mô hình khảo nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.

- Theo tôi có 2 nguyên nhân: Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”: Có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững.

Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện. Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.

Vậy, hiện nay NTM ở Đồng Nai đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?

- Đến tháng 9 này, tỉnh Đồng Nai có 63/133 xã đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt, có 2 huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn NTM.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, Đồng Nai sẽ có thêm 25 xã nữa đạt chuẩn.

Chúng tôi đang ráo riết hoàn thành hồ sơ 3 huyện để đăng ký đạt chuẩn huyện NTM, gồm: Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch.

Nâng chất các tiêu chí

Được biết, Đồng Nai đã công bố bộ nâng chất tiêu chí NTM, trong đó có thu nhập bình quân đầu người là 45 triệu đồng/người/năm. Theo ông, điều này có khả thi?

"Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với Chương trình xây dựng NTM” Ông Lê Văn Gọi.

- Nên hiểu rằng bộ tiêu chí này chỉ để áp dụng cho những xã đã hoàn thành NTM rồi. Chúng tôi đưa ra con số này để các xã này phải tiếp tục phấn đấu. Hiện có một số đã đăng ký sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Vậy, thu nhập bình quân của người dân các xã đạt xã NTM là bao nhiêu, thưa ông?

- Hiện là 32,58 triệu đồng/người /năm.  Theo kế hoạch, đến năm 2020, Đồng Nai có 15% số xã đạt chuẩn.

Vậy Đồng Nai sẽ có giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho bà con ở các huyện miền núi?

- Không còn con đường nào khác hơn là các huyện này phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Và quan trọng hơn hết là phải đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…

- Đồng Nai là một tỉnh quy tụ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, vậy trong chỉ đạo, thực hiện NTM các địa phương đã làm thế nào?

-Đây là một trong những cái khó của chúng tôi khi triển khai Chương trình xây dựng NTM. Không thể khuôn cứng cách thức dân vận vì vậy công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo nên đã làm tốt chương trình này.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak) Triển Khai Chương Trình Sản Xuất Hồ Tiêu Theo Tiêu Chuẩn Nông Nghiệp Bền Vững Ở Cư Kuin (Dak Lak)

UBND huyện Cư Kuin (Dak Lak) vừa có văn bản triển khai Chương trình phát triển sản xuất hồ tiêu theo hướng bền vững Raiforest Alliance với diện tích từ 100 - 200 ha, sản lượng từ 200 - 400 tấn tiêu đen/năm trên địa bàn 2 xã Ea Bhôk và Ea Ning.

14/05/2013
Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

22/05/2013
Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh Kết Nối Cung Ứng Giống Hướng Đi Bền Vững Cho Nghề Nuôi Tôm Ở Hà Tĩnh

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

24/05/2013
Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không? Gà Rẻ Hơn Rau, Thật Không?

Trước thông tin giá gà thương phẩm hiện giảm xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg, trao đổi với PV Báo SGGP chiều 22-5, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, sự thật là giá gà đang rẻ như… rau nhưng chỉ đúng với loại gà công nghiệp trắng, còn các loại khác chỉ giảm nhẹ.

25/05/2013
Năng Suất Mía Lên Đến 242 Tấn/ha Năng Suất Mía Lên Đến 242 Tấn/ha

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông Casuco, vụ mía 2012 - 2013 vừa qua có 179 hộ đăng ký chấm điểm để trở thành thành viên Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm do Casuco thành lập, tăng 55 hộ so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, nhân viên khuyến nông của công ty đã chấm điểm tất cả các rẫy mía do hộ dân đăng ký.

28/05/2013