Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó

Xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai không ai được nói ngại, nói khó
Ngày đăng: 28/09/2015

Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.

LTS: Đại hội đại biểu lần thứ X Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015-2020) sẽ tổ chức trong 3 ngày từ 28 đến 30.9.2015 tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đại hội sẽ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, bầu các cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và bầu đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Một trong những dấu ấn rõ nét về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua là  Chương trình xây dựng nông thôn mới. NTNN ghi nhận một số kết quả chương trình này.

Đồng Nai được đánh giá là một tỉnh làm tốt và đi đầu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước.

PV NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Gọi -  Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Đồng Nai, về vấn đề này.

Quyết liệt thực hiện

Ông có thể cho biết vì sao Chương trình xây dựng NTM Đồng Nai đi đầu cả nước với 2 huyện, thị đạt chuẩn sớm?

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành (thứ 3 và thứ 5 từ trái sang) tham quan mô hình khảo nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.

- Theo tôi có 2 nguyên nhân: Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”: Có đời sống kinh tế được cải thiện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; có đời sống văn hóa tốt - an ninh, an toàn đảm bảo; có môi trường sinh thái phát triển bền vững.

Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện. Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với NTM.

Vậy, hiện nay NTM ở Đồng Nai đã đạt được kết quả như thế nào, thưa ông?

- Đến tháng 9 này, tỉnh Đồng Nai có 63/133 xã đã hoàn thành Chương trình xây dựng NTM. Đặc biệt, có 2 huyện Xuân Lộc và thị xã Long Khánh đạt chuẩn NTM.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015, Đồng Nai sẽ có thêm 25 xã nữa đạt chuẩn.

Chúng tôi đang ráo riết hoàn thành hồ sơ 3 huyện để đăng ký đạt chuẩn huyện NTM, gồm: Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch.

Nâng chất các tiêu chí

Được biết, Đồng Nai đã công bố bộ nâng chất tiêu chí NTM, trong đó có thu nhập bình quân đầu người là 45 triệu đồng/người/năm. Theo ông, điều này có khả thi?

"Lãnh đạo các cấp ở Đồng Nai không được nói ngại, nói khó với Chương trình xây dựng NTM” Ông Lê Văn Gọi.

- Nên hiểu rằng bộ tiêu chí này chỉ để áp dụng cho những xã đã hoàn thành NTM rồi. Chúng tôi đưa ra con số này để các xã này phải tiếp tục phấn đấu. Hiện có một số đã đăng ký sẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Vậy, thu nhập bình quân của người dân các xã đạt xã NTM là bao nhiêu, thưa ông?

- Hiện là 32,58 triệu đồng/người /năm.  Theo kế hoạch, đến năm 2020, Đồng Nai có 15% số xã đạt chuẩn.

Vậy Đồng Nai sẽ có giải pháp gì để nâng cao thu nhập cho bà con ở các huyện miền núi?

- Không còn con đường nào khác hơn là các huyện này phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Và quan trọng hơn hết là phải đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…

- Đồng Nai là một tỉnh quy tụ nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, vậy trong chỉ đạo, thực hiện NTM các địa phương đã làm thế nào?

-Đây là một trong những cái khó của chúng tôi khi triển khai Chương trình xây dựng NTM. Không thể khuôn cứng cách thức dân vận vì vậy công tác chỉ đạo, điều hành được thực hiện linh hoạt, mềm dẻo nên đã làm tốt chương trình này.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Lão nông kiếm chục tỷ mỗi năm nhờ lốp cao su hỏng Lão nông kiếm chục tỷ mỗi năm nhờ lốp cao su hỏng

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.

05/09/2015
Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu Kiếm tiền tỷ từ nghề nuôi cá sấu

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vậy mà giờ đây, gia đình ông Phạm Văn Thương (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã vươn lên khá giả. Nguồn lợi mỗi năm ông Thương thu hơn 1 tỷ đồng.

05/09/2015
Các huyện trọng điểm nuôi tôm tăng cường quản lý con giống, dịch bệnh, xây dựng chiến lược bền vững nghề nuôi Các huyện trọng điểm nuôi tôm tăng cường quản lý con giống, dịch bệnh, xây dựng chiến lược bền vững nghề nuôi

Ngày 31/8/2015, tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kim Ngọc Thái chủ trì hội nghị giao ban với các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện, thị đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm và kế hoạch nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2015.

05/09/2015
Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển Cần thay đổi mô hình nuôi tôm biển

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

05/09/2015
Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro Nuôi tôm hùm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.

05/09/2015