Xây Dựng Nông Thôn Mới Khó Khăn Ở Những Xã Giáp Ranh

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã góp phần mang lại diện mạo mới cho nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Tuy nhiên sau một thời gian triển khai thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập.
Còn lắm gian nanNhiều xã khi còn thuộc huyện Sơn Tịnh đã được phê duyệt về “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020”. Tuy nhiên mọi nguồn vốn đầu tư... vẫn còn trên giấy, dẫn đến khối lượng công việc không thể thực hiện được, ứ lại, dồn qua năm sau. “Đến khi sáp nhập vào TP.Quảng Ngãi, cấp trên yêu cầu phải thực hiện lại Đề án trong khi số tiền thuê tư vấn thực hiện đề án của những năm trước vẫn còn nợ”, ông Văn Nguyên - Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Thiện bày tỏ.
Vốn đầu tư chưa có, ngân sách địa phương eo hẹp, cho nên với Tịnh Thiện có những tiêu chí khó thực hiện, nhất là các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học. Trong khi đó, chợ thì chưa được đầu tư bài bản, mới có vài ki-ốt kinh doanh, nhưng cũng không thể kêu gọi xã hội hóa vì địa bàn xã chỉ có vài hộ buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã là 13,3 triệu đồng/người/năm, chỉ tiêu đặt ra năm 2015 phải tăng lên 17,3 triệu đồng, năm 2020 phải tăng lên 30,4 triệu đồng. Trong khi đó đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác sẵn có, thu nhập đã có chừng thì để đạt được tiêu chí thu nhập vẫn còn lắm những khó khăn với địa phương...
Dù cán bộ luôn nỗ lực, tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, lại nằm sát bên với xã Tịnh Khê, Tịnh Châu là hai xã điểm xây dựng NTM, nhưng Tịnh Thiện chỉ mới đạt 4/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí về NTM. “Trước mắt, địa phương chủ yếu tập trung vào các tiêu chí cần... ít tiền để dễ thực hiện. Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ về đích, còn 5 năm nhưng khó mà đúng hẹn”, ông Nguyên cho hay.
Nỗi khổ vùng giáp ranh
“Xã vừa giáp với thành phố vừa giáp ranh với Nghĩa Hành-huyện điểm xây dựng NTM, nhiều lúc bà con cứ... phân bì nhìn sang các xã bạn hầu hết các tuyến đường đều được bê tông hóa. Bà con cứ thắc mắc, phản ánh là tại sao xã mình không làm được như xã lân cận”, ông Đặng Văn Tuyến - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Điền nói về một trong những khó khăn của địa phương.
Xã Nghĩa Điền có trên 95% hộ dân chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, mức thu nhập bình quân 12 triệu đồng/năm nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Năm qua, địa phương huy động mọi sự đóng góp của bà con được gần 200 triệu đồng, trong khi đó theo tính toán giá cả hiện nay thì để hoàn thành 1km đường bê tông thì phải tốn hơn 1 tỷ đồng. Không có nguồn thu từ doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ đều tập trung vào các khu công nghiệp kế cận như KCN Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi), KCN Đồng Dinh (Nghĩa Hành). Thế nên với 71 tuyến đường giao thông kể cả tuyến nội đồng thì Nghĩa Điền mới bê tông được 2 tuyến.
Tài chính địa phương có hạn, phụ thuộc vào nguồn kinh phí đầu tư của thành phố dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong khi đó theo ông Tuyến, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện sẽ là cú hích cho các tiêu chí khác. Ngoài ra một trong những cái khó nữa là trên địa bàn có chợ Dốc Chuồi đã hoạt động 16 năm nay, nhưng là chợ tự phát chưa được đầu tư bài bản, diện tích chợ chưa đủ chuẩn theo tiêu chí NTM.
Hiện nay, Nghĩa Điền đạt 9/19 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2015, địa phương sẽ hoàn thành tiêu chí số 5 và 16. Xác định sẽ có nhiều khó khăn, địa phương đang nỗ lực phấn đấu, nhưng điều trăn trở lớn nhất là kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Những năm qua, chương trình xây dựng NTM là động lực để thúc đẩy kinh tế, góp phần hiện đại hóa nông thôn. Nhưng với nhiều địa phương chưa thể huy động được các nguồn lực đầu tư để thực hiện các chỉ tiêu đặt ra. Trong khi đó 19 tiêu chí lại áp dụng cho tất cả các địa phương không phân biệt vùng miền và nguồn lực. Đấy là những khó khăn mà các cấp, các ban ngành, chính quyền phải cùng tháo gỡ để việc thực hiện NTM đạt mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Gia đình ông Nguyễn Thành Tâm (xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) có 2 héc-ta ao nuôi cá tra. Bình quân mỗi vụ (thời gian nuôi 6 tháng), ông thu hoạch trên 80 tấn cá. Vậy mà đã hơn 10 năm nay, cuộc sống gia đình ông mỗi ngày một đi xuống, nợ nần chồng chất. Tiền mua thức ăn ở cửa hàng trong xã trên 170 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thanh toán được.

Nếu như cách đây khoảng 2 tháng, giá cá lóc nuôi ở mức cao khiến người nuôi tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang) phấn khởi thì thời điểm hiện tại giá cá lóc thương phẩm được thu mua tại ao chỉ còn 25.000 - 28.000 đồng/kg tùy kích cỡ. Còn giá bán tại các chợ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với trước đó.

Tôm giống Bình Thuận là sản phẩm lợi thế, trong thời gian qua tình hình sản xuất, tiêu thụ tôm giống tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Sản lượng tôm giống tăng khá nhanh, năm 2013 đạt 17,5 tỷ post, năm 2014 tăng lên 28 tỷ post, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 28%/năm.

Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tháng 4/2014, anh Hưng thí điểm chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học với quy mô 20 con. Điều làm anh Hưng phấn khởi nhất là thức ăn sinh học không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mà còn giảm mùi hôi thối. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, khi xuất chuồng lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.