Xây Dựng Nông Thôn Mới Hầu Như Chưa Có Thay Đổi

Chương trình xây dựng NTM hiện đang gặp khá nhiều khó khăn, vì thế theo nhiều ĐBQH, chúng ta cần có những giải pháp căn cơ để tháo gỡ những nút thắt khó khăn này.
ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương cải thiện rõ rệt, xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hay. Tuy nhiên, ĐB Hiến cũng cho rằng, kết quả thực hiện một số tiêu chí còn chậm, nhất là thực hiện tiêu chí giao thông ở các tỉnh miền núi, vùng cao còn rất chậm.
“Hầu như chưa có sự thay đổi nhiều so với thời điểm rà soát. Nguyên nhân là do hầu hết các địa phương này có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Nguồn lực bố trí từ ngân sách còn hạn chế. Việc huy động nguồn lực từ doanh nghiệp chưa nhiều... ”- ĐB Hiến cho hay. Để thực hiện lộ trình của Chính phủ về xây dựng NTM, ông Hiến đề nghị Chính phủ cần có cơ chế phù hợp trong phân bổ ngân sách cho khu vực miền núi, vùng cao, địa phương khó khăn, nhất là có cơ chế về hỗ trợ vật liệu, về phương tiện để thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn.
ĐB Võ Thị Hồng Thoại đề xuất cần có quy định cụ thể về mức tối đa, tối thiểu hỗ trợ từ ngân sách trong xây dựng NTM để các địa phương chủ động bố trí nguồn lực xây dựng NTM. Đây là giải pháp để tránh sự trông chờ, ỷ lại, không chủ động ở cơ sở.
Dự kiến, một trong những nội dung quan trọng mà Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát trả lời chất vấn trước Quốc hội lần này là việc triển khai Chương trình xây dựng NTM.
Có thể bạn quan tâm

Chậm nhất là đến tháng 9.2015, Cục Thuế tỉnh phải đạt tỉ lệ 90% số doanh nghiệp (DN) nộp thuế điện tử (NTĐT) trên cả 3 tiêu chí: 90% DN đăng ký NTĐT với cơ quan thuế (CQT), 90% tổng số tiền nộp thuế trong tháng bằng phương thức điện tử và 90% số lượng chứng từ nộp thuế trong tháng được nộp bằng phương thức điện tử. Hoàn tất bước 1, ngành Thuế tỉnh đang tập trung hoàn thiện quy trình, song khó khăn vẫn còn nhiều khi không ít DN chần chừ với NTĐT.

Xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ) đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới và quan trọng hơn, địa phương đang thử nghiệm thành công nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập.

Từ một loại cây mọc hoang trong rừng, giờ đây ớt a riêu ở xã Ma Cooih (huyện Đông Giang) được nhiều người biết đến và trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song chàng thanh niên Võ Ngọc Sơn (quê Đại Minh, Đại Lộc) lại quyết định rẽ sang lối đi khác ít ai ngờ tới: về quê đầu tư chăn nuôi. Sau bao phen thành bại, nay Sơn đã có nguồn thu tiền tỷ mỗi năm từ trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Những người nông dân ở Hamyang, một huyện miền núi xa xôi của tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) đã trở nên giàu có nhờ trồng sâm núi (Wild Ginseng). Và mới đây, một đoàn nghiên cứu của chính quyền huyện Nam Trà My - nơi có loài sâm Ngọc Linh nổi tiếng, đã qua tận vùng núi xa xôi của Hàn Quốc này để học cách trồng sâm…