Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bứt phá nông nghiệp ven đô

Bứt phá nông nghiệp ven đô
Ngày đăng: 03/09/2015

Nằm vùng ven đô thị Tam Kỳ, Tam Ngọc đã chọn con đường phát triển kinh tế nông nghiệp đặc thù. Nhiều diện tích đất lúa, hoa màu kém hiệu quả đã chuyển đổi sang cây trồng cạn, canh tác ớt, trồng mít, trồng hoa, cây cảnh…

Ông Nguyễn Thanh Yên - Chủ tịch UBND xã Tam Ngọc cho biết, địa phương có diện tích lúa 160ha, đất màu chiếm 450ha. Tháng 8.2011, Tam Ngọc được chọn làm điểm phát động chương trình xây dựng nông thôn mới và trở thành một trong 50 xã điểm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

Sau 5 năm, 132ha đất trên địa bàn đã chủ động được nguồn nước thủy lợi. Về phát triển kinh tế, chính quyền liên kết chặt chẽ “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) nhằm hướng đến một nền nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Điển hình, mô hình trồng 9ha ớt đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân trên đơn vị diện tích canh tác. Bình quân mỗi sào ớt cho thu nhập 20 - 25 triệu đồng.

Mô hình trồng ớt và hoa lily ở Tam Ngọc cho hiệu quả kinh tế cao.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Ngọc - ông Trương Vĩnh Bá khẳng định, thành công của địa phương là xuất hiện càng nhiều vườn sinh thái với mô hình nuôi gà ta, bò lai, mít lai, trồng hoa... Nhiều mô hình kinh tế hộ được đầu tư hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh và chất lượng sản phẩm, trong đó có các tổ hợp tác chăn nuôi bò, gà của người dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Lão nông Nguyễn Văn Minh (thôn Đồng Hành, xã Tam Ngọc) cho biết, sau khi được tham gia lớp học chăn nuôi thú y do xã tổ chức, với vốn kiến thức sẵn có cộng với đam mê học hỏi, ông đầu tư nuôi gà, heo và bò.

Từ chương trình nông thôn mới, ông được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng mua bò giống, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật đệm lót sinh học trên đàn heo. “Tôi làm trang trại chăn nuôi được 3 năm nay, bình quân mỗi năm trang trại tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng từ tiền bán gà, heo, bò. Để ổn định đầu ra nông sản, hiện nay tôi ký hợp đồng với Công ty TNHH Thái Việt về việc mua heo thịt” - ông Minh vui vẻ nói.

Điều đáng nói, hiện trên địa bàn xã Tam Ngọc triển khai nhiều nhà vườn sinh thái với các loại cây trồng như chanh, bưởi, cam và gần 50 hộ chuyên sống bằng nghề trồng hoa, cây cảnh. Đặc biệt nông dân đã liên kết lại, thành lập tổ hợp tác trồng hoa.

Vào dịp tết hay các ngày lễ lớn, trong các ngôi vườn sinh thái của xã Tam Ngọc tràn ngập các loài hoa phong lan, mai địa thảo, cúc, vạn thọ, dạ lan hương… Ông Nguyễn Cường, một người trồng hoa ở đây cho hay, mỗi năm tổ hợp tác tiêu thụ khoảng hơn 10 nghìn chậu hoa và hàng chục nghìn cây cắt cành, thu lãi hàng trăm triệu đồng… Thế mạnh của nghề trồng hoa là gần với đô thị Tam Kỳ, dễ trong khâu vận chuyển, bảo quản sản phẩm.

Theo chính quyền xã Tam Ngọc, cốt lõi của nông thôn mới là tạo chuyển biến rõ rệt trong đời sống của người dân bằng tạo ra nguồn thu nhập cao, hạ tầng xây dựng kiên cố, đồng bộ. Chính quyền tập trung nguồn lực hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn do thừa lao động, thiếu việc làm. Từ đó tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm đáng kể sau 4 năm. Năm 2011, hộ nghèo toàn xã chiếm 11,6% thì nay chỉ còn 2,2% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người của xã hơn 24 triệu đồng/năm.

Đến nay, xã Tam Ngọc đã hoàn thành 19/19 tiêu chí về nông thôn mới. Từ đầu năm, để hình thành cánh đồng mẫu lớn tại cánh đồng Sim, gần 150 hộ dân các thôn Đồng Hành, Ngọc Bích và Đồng Nghệ đã dồn điền đổi thửa hơn 21ha.

Ông Trương Vĩnh Bá khẳng định, đây là mô hình dồn điền đổi thửa đầu tiên của xã, thúc đẩy nền nông nghiệp trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Khi đã có diện tích lớn, người nông dân sẽ triển khai trồng các loại cây cho giá trị kinh tế cao hơn, đáp ứng thị trường hàng hóa.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

21/10/2012
Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

22/10/2012
Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

23/10/2012
Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

24/10/2012
Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

26/10/2012