Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh)

Xây Dựng Nhãn Hiệu Na Dai Đông Triều (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 27/02/2014

Nhắc đến sản vật của vùng đất Đông Triều (Quảng Ninh), ngoài nếp cái hoa vàng còn có na dai. So với sản phẩm cùng loại ở những nơi khác, na dai Đông Triều có đặc trưng riêng, như: Quả to; vỏ mỏng, bóng, có màu vàng khi chín; vị ngọt đậm, mùi thơm; không cát. Và đây cũng chính là những lợi thế để na dai Đông Triều có được chỗ đứng trên thị trường.

Theo những người trồng na lâu năm ở Đông Triều, cây na được du nhập vào vùng đất này khoảng 45 năm trước. Những lợi thế mà loại quả này có được chính là nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Đất đai của Đông Triều là loại đất màu đỏ son, tơi xốp, tầng canh tác từ 0,5-1m.

Đặc biệt, bà con còn biết áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng quả và kéo dài thời gian thu hoạch, như: Thụ phấn bổ sung, định quả, tăng tỷ lệ quả có chất lượng... Na dai Đông Triều thường chín sớm so với na ở những khu vực khác từ 15-20 ngày. Mùa vụ thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Hiện diện tích trồng na dai của huyện là 881ha, tập trung chủ yếu ở các xã An Sinh (430ha), Việt Dân (220ha), Tân Việt (55ha)... Vài năm trở lại đây, sản lượng na khai thác ở Đông Triều trung bình khoảng 6.000 tấn/năm, trong đó 90% được tiêu thụ tại các thị trường ngoài tỉnh, như Hà Nội, Hải Dương...

Mặc dù có ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại, nhưng na dai Đông Triều lại rất khó cạnh tranh trên thị trường. Giá bán của sản phẩm cũng có sự biến động lớn: Đầu vụ từ 40.000-45.000 đồng/kg; chính vụ từ 10.000-12.000 đồng/kg; cuối vụ từ 15.000-17.000 đồng/kg. Sản phẩm được bán giá cao chỉ chiếm 3-5% tổng sản lượng.

Chính vì vậy, hiệu cao kinh tế mang lại cho người sản xuất chưa cao. Nguyên nhân chính là do chất lượng sản phẩm chưa đồng đều giữa các xã; thậm chí ngay giữa các hộ vì chưa áp dụng chung quy trình canh tác thống nhất. Na dai Đông Triều không có nhãn mác nên khách hàng khó nhận biết; không tạo lập được uy tín bền vững vì không cung cấp được cho khách hàng những thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.

Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, nguy cơ thoái hoá giống của loại cây này hiện rất cao do người dân tự nhân giống bằng hạt, về lâu dài năng suất và chất lượng sẽ suy giảm. Để giải quyết những khó khăn, tồn tại này, cần xây dựng nhãn hiệu cho loại sản phẩm này.

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ tháng 4-2012, Đông Triều đã triển khai Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể “Na dai Đông Triều” thuộc chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015.

Bên cạnh thiết kế, tạo lập mẫu mã, bao bì sản phẩm với đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dự án này còn đưa ra được quy trình canh tác để áp dụng chung cho tất cả các hộ trồng na ở Đông Triều nhằm bảo đảm chất lượng đồng đều. Hội SXKD na dai Đông Triều cũng được thành lập để tự tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của người trồng, người kinh doanh sản phẩm này.

Khi hình thành được nhãn hiệu tập thể, na dai Đông Triều chắc chắn sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường; đồng thời, thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định, tăng thu nhập cho người sản xuất, tăng giá bán sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

Củ Đậu Đồng Kỳ Củ Đậu Đồng Kỳ

Nói về kỹ thuật, ông Bằng chia sẻ: “Cây củ đậu dễ trồng. Khâu quan trọng nhất là phải làm luống, luống được làm hai lần: lần 1 (luống sơ bộ), lần 2 (luống hoàn chỉnh). Luống sơ bộ cách nhau khoảng 40 cm. Luống hoàn chỉnh, làm cách nhau khoảng 60 – 70 cm.

17/12/2014
Hỗ Trợ Sản Xuất Rau An Toàn Hỗ Trợ Sản Xuất Rau An Toàn

Vụ đông năm nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng xây dựng mô hình 10 ha rau an toàn tại xã Cảnh Thụy.

17/12/2014
Thúc Đẩy Công Nghiệp Chế Biến Nông Sản Thúc Đẩy Công Nghiệp Chế Biến Nông Sản

Với chủ đề “Thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản: Cơ hội và thách thức”, Hội nghị thông tin đến cộng đồng các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp về định hướng phát triển, ưu tiên và môi trường đầu tư vào công nghiệp chế biến nông sản của Chính phủ.

17/12/2014
Na Rì Phát Triển Đàn Gia Súc Na Rì Phát Triển Đàn Gia Súc

Cùng với đó, huyện cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ người dân chuyển từ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, sang chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi cho người dân. Đó sẽ là điều kiện tốt cho ngành chăn nuôi của huyện ngày một phát triển, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

17/12/2014
Chợ Đồn Tăng Cường Phòng, Chống Rét Cho Cây Trồng, Vật Nuôi Chợ Đồn Tăng Cường Phòng, Chống Rét Cho Cây Trồng, Vật Nuôi

Để bảo vệ cho cây trồng, vật nuôi trước những diễn biến bất thường của thời tiết, Ban Chỉ đạo phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi huyện Chợ Đồn đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương chủ động tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do giá rét gây ra...

17/12/2014