Xây Dựng Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Trong Vườn Cây Lâu Năm

Ngày 8-11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển vùng ca cao trồng xen trong vườn cây lâu năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững ở Hậu Giang” do bà Lê Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm.
Dự án được triển khai thực hiện nhằm phát triển vườn ca cao xen canh trong vườn cây ăn trái, dừa và cây tạp, góp phần tăng thêm thu nhập trên diện tích đất trồng loại cây chính cho nông hộ. Trồng xen ca cao dưới tán cây lâu năm không những giúp ca cao cho năng suất ổn định, tránh được tình trạng cho trái cách năm mà còn có tác dụng cung cấp chất hữu cơ cho đất và giữ ẩm cho cây trồng chính trong mùa khô. Cây ca cao trồng 3 năm thì cho thu hoạch, năng suất đạt từ 1 - 1,25 tấn hạt khô/ha/năm. Giá bán trung bình khoảng 45.000 đ/kg hạt khô, như vậy mỗi héc-ta nông dân thu lời từ 30 - 40 triệu đồng.
Theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu và các đại biểu, dự án mang tính khoa học và ứng dụng rất cao. Về cơ bản, đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra, tuy nhiên để dự án được hoàn thiện trước khi báo cáo nghiệm thu cấp Bộ, Hội đồng yêu cầu Ban chủ nhiệm bổ sung các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh trước khi phê duyệt nghiệm thu. Qua kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, dự án đạt 84 điểm…
Có thể bạn quan tâm

Kỳ đà là loài bò sát dễ nuôi, không tốn nhiều chi phí, đồng thời mang lại hai lợi ích to lớn, đó là: phát triển kinh tế gia đình và bảo tồn được loài động vật hoang dã

Khác với đồng bào các dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, cây ngô là nguồn lương thực chính đã gắn bó từ ngàn đời nay với người dân; ở tỉnh Yên Bái, nguồn lương thực chính là lúa gạo, nên việc trồng ngô không được chú trọng. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu giống từ lúa nương sang trồng ngô là việc không dễ dàng.

Ban đầu, ở vụng Nghi Sơn thuộc xã đảo Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chỉ có một vài lồng bè nuôi cá theo phương thức nuôi cá nhỏ, vỗ béo. Thấy cá lớn nhanh, nguồn thức ăn tại chỗ dồi dào, lợi nhuận cao, nên nhiều hộ đóng bè thả nuôi, dần lan rộng ra thành phong trào.

Nguyễn Ngọc Thức (27 tuổi) là chủ một trang trại bồ câu nổi tiếng ở xã Tân Hạnh Tây, H.Củ Chi (TP.HCM), với lợi nhuận thu về hơn 50 triệu đồng/tháng

An Điền là một trong 6 xã của huyện Thạnh Phú được dự án phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn - DBRP Bến Tre đầu tư. Từ khi được triển khai thực hiện vào cuối năm 2009 cho đến nay, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân, nhất là trong việc nâng cao năng lực cho người nghèo. Trong đó, sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà Ban phát triển xã đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án DBRP đề ra