Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang vừa triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5 hecta tại hộ nuôi tôm Trần Văn Mừng, ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.
Đây là mô hình nuôi tôm áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) đầu tiên được xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc Dự án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản từ nguồn kinh phí "Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013". Sau khi mô hình này được chứng nhận sản xuất theo VietGAP sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm tiến tới khuyến khích áp dụng đại trà.
Theo Chi cục Thủy sản, qua khảo sát các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cho thấy, cơ sở nuôi tôm của ông Trần Văn Mừng có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, nguồn nước sử dụng đảm bảo chất lượng, không gần nguồn gây ô nhiễm..., nhất là chủ cơ sở nuôi rất nhiệt tình hợp tác trong việc xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Để có thể được chứng nhận VietGAP, chủ cơ sở nuôi, nhân viên kỹ thuật, công nhân tại cơ sở nuôi tôm sẽ được giảng viên VietGAP của Chi cục Thủy sản đào tạo những kiến thức cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, bảo vệ môi trường, nâng hiệu quả kinh tế; các yêu cầu và phương thức sản xuất theo VietGAP gồm có 68 tiêu chí; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho mô hình; tập huấn ghi chép hồ sơ biểu mẫu hệ thống cho mô hình, theo dõi hướng dẫn ghi chép thực tế, hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận... Ngoài ra, Chi cục Thủy sản còn hỗ trợ hộ nuôi dụng cụ theo dõi môi trường cho mô hình, dấu hiệu nhận biết hệ thống cơ sở nuôi...
Theo kế hoạch, dự án xây dựng mô hình nuôi tôm theo VietGAP tại hộ nuôi ông Trần Văn Mừng sẽ được thực hiện trong 2 năm (2013-2014). Dự kiến đến cuối năm 2013, các công đoạn đào tạo, tập huấn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất... sẽ chuẩn bị xong. Sang vụ nuôi tôm chính vụ năm 2014, hộ nuôi chính thức bước vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đến cuối vụ nuôi sẽ tiến hành mời tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm của ông Trần Văn Mừng.
Có thể bạn quan tâm

Với gần 5.000 ha, hiện Lào Cai đứng thứ 6 trong số 18 tỉnh trung du miền núi phía Bắc về diện tích chè. Sản lượng chè của toàn tỉnh năm 2014 đạt 16.200 tấn búp tươi, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là ngành nông nghiệp đã có những định hướng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững cây chè hàng hóa.

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.

Vụ Đông xuân này, nông dân Châu Thành A (Hậu Giang) gieo sạ gần 8.800ha lúa. Qua điều tra cơ cấu giống lúa thì có gần 55% diện tích nông dân sử dụng giống IR 50404 để gieo sạ, tăng khoảng 5% so với vụ Đông xuân trước. Sở dĩ nông dân sạ nhiều giống này vì năng suất cao trong vụ Đông xuân, ngắn ngày, giúp bà con rút ngắn thời gian để xuống giống 3 vụ lúa.

Do đó, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu một số trái cây có đặc tính mùa vụ, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới vào thời điểm hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu có công văn đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng trái cây qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn triển khai thực hiện một số biện pháp để tránh xảy ra ùn tắc tại cửa khẩu.

Những ngày cuối năm, trên tuyến đê dẫn xuống xã Kim An, không khí mua bán cam Canh diễn ra tấp nập. Anh Nguyễn Văn Hoa, ở thôn Tràng Cát, chủ vườn cam Canh có diện tích trên 1ha vui mừng cho biết, năm nay, vườn cam 200 gốc của gia đình anh ước tính sẽ cho thu hoạch khoảng 16 tấn quả.