Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm Theo Tiêu Chuẩn VietGAP
Ngày đăng: 18/09/2013

Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang vừa triển khai thực hiện dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5 hecta tại hộ nuôi tôm Trần Văn Mừng, ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông.

Đây là mô hình nuôi tôm áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) đầu tiên được xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc Dự án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản từ nguồn kinh phí "Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013". Sau khi mô hình này được chứng nhận sản xuất theo VietGAP sẽ được tổng kết, rút kinh nghiệm tiến tới khuyến khích áp dụng đại trà.

Theo Chi cục Thủy sản, qua khảo sát các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh cho thấy, cơ sở nuôi tôm của ông Trần Văn Mừng có điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh, nguồn nước sử dụng đảm bảo chất lượng, không gần nguồn gây ô nhiễm..., nhất là chủ cơ sở nuôi rất nhiệt tình hợp tác trong việc xây dựng mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để có thể được chứng nhận VietGAP, chủ cơ sở nuôi, nhân viên kỹ thuật, công nhân tại cơ sở nuôi tôm sẽ được giảng viên VietGAP của Chi cục Thủy sản đào tạo những kiến thức cơ bản về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, bảo vệ môi trường, nâng hiệu quả kinh tế; các yêu cầu và phương thức sản xuất theo VietGAP gồm có 68 tiêu chí; hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho mô hình; tập huấn ghi chép hồ sơ biểu mẫu hệ thống cho mô hình, theo dõi hướng dẫn ghi chép thực tế, hỗ trợ 100% chi phí chứng nhận... Ngoài ra, Chi cục Thủy sản còn hỗ trợ hộ nuôi dụng cụ theo dõi môi trường cho mô hình, dấu hiệu nhận biết hệ thống cơ sở nuôi...

Theo kế hoạch, dự án xây dựng mô hình nuôi tôm theo VietGAP tại hộ nuôi ông Trần Văn Mừng sẽ được thực hiện trong 2 năm (2013-2014). Dự kiến đến cuối năm 2013, các công đoạn đào tạo, tập huấn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, trang thiết bị, cơ sở vật chất... sẽ chuẩn bị xong. Sang vụ nuôi tôm chính vụ năm 2014, hộ nuôi chính thức bước vào sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đến cuối vụ nuôi sẽ tiến hành mời tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận VietGAP cho cơ sở nuôi tôm của ông Trần Văn Mừng.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015
Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

01/09/2015
Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An Hiệu quả từ trồng xoan lấy gỗ ở Đô Lương - Nghệ An

Hiện nay, trên thị trường, cây xoan đâu đang có lợi thế bởi dễ trồng, đầu ra thuận lợi. Ở nhiều xã của huyện Đô Lương (Nghệ An), bà con đã chuyển sang trồng cây xoan địa phương để lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

01/09/2015