Xây Dựng Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Tại Huyện Văn Bàn

Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Việc thực hiện được giao cho Hội nông dân huyện Văn Bàn chủ trì; bước đầu đã lựa chọn mua 20 con ngựa giống tại các xã Dần Thàng, Nậm Chày và huyện Than Uyên (Lai Châu) và chuyển giao cho 10 hộ dân đăng ký tham gia chăn nuôi.
Đây là giống ngựa địa phương có nhiều ưu điểm, như khả năng kháng bệnh tốt, chân một guốc, ngựa thịt có thị trường tiêu thụ thuận lợi và có giá trị kinh tế cao. Sau 2 tháng triển khai, số lượng đàn ngựa đã tăng thêm 2 con.
Để thực hiện dự án có kết quả, cán bộ Hội nông dân sẽ hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng bệnh cho ngựa, sau thời hạn 3 năm hộ chăn nuôi sẽ hoàn trả nguồn vốn vay, mức lãi suất hàng tháng là 0,8%, hộ vay vốn trả tiền lãi suất hàng quý.
Xã Dương Quỳ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đàn đại gia súc với đồng cỏ rộng, nhưng hiện xã chủ yếu phát triển đàn trâu với 1.620 con, đàn ngựa hiện chỉ có 24 con.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".

An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.

“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.

Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).