Xây Dựng Mô Hình Nuôi Ngựa Sinh Sản Tại Huyện Văn Bàn

Thông qua Hội nông dân Lào Cai, Trung ương Hội nông dân Việt Nam vừa đầu tư cho vay 300 triệu đồng để xây dựng mô hình nuôi ngựa sinh sản thí điểm tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn.
Việc thực hiện được giao cho Hội nông dân huyện Văn Bàn chủ trì; bước đầu đã lựa chọn mua 20 con ngựa giống tại các xã Dần Thàng, Nậm Chày và huyện Than Uyên (Lai Châu) và chuyển giao cho 10 hộ dân đăng ký tham gia chăn nuôi.
Đây là giống ngựa địa phương có nhiều ưu điểm, như khả năng kháng bệnh tốt, chân một guốc, ngựa thịt có thị trường tiêu thụ thuận lợi và có giá trị kinh tế cao. Sau 2 tháng triển khai, số lượng đàn ngựa đã tăng thêm 2 con.
Để thực hiện dự án có kết quả, cán bộ Hội nông dân sẽ hướng dẫn người dân kỹ thuật chăn nuôi, phương pháp phòng bệnh cho ngựa, sau thời hạn 3 năm hộ chăn nuôi sẽ hoàn trả nguồn vốn vay, mức lãi suất hàng tháng là 0,8%, hộ vay vốn trả tiền lãi suất hàng quý.
Xã Dương Quỳ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển đàn đại gia súc với đồng cỏ rộng, nhưng hiện xã chủ yếu phát triển đàn trâu với 1.620 con, đàn ngựa hiện chỉ có 24 con.
Có thể bạn quan tâm

Từng thuộc diện nghèo khó ở địa phương, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, vợ chồng anh Ngô Kim Long (SN 1976) ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa - Phú Yên) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân sản suất kinh doanh giỏi nhờ nuôi trâu.

Mùa tiêu năm nay, người dân huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) vừa được mùa vừa được giá. Đây là năm thứ 3 liên tiếp người trồng tiêu ở huyện Cư Kuin có được niềm vui này.

Trong những năm gần đây, cây mướp đắng đang trở thành một trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao giúp người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nâng cao đời sống kinh tế.

Anh Võ Văn Nhân (36 tuổi) ở thôn Xuân An, xã Hành Thuận (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình nuôi ếch công nghiệp, với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.

Trại lợn Minh Châu (thuộc Công ty TNHH Minh Châu), đơn vị hợp tác với Công ty CP Chăn nuôi Việt Nam (100% vốn của Thái Lan) là nơi sản xuất lợn giống duy nhất miền Bắc được công nhận “âm tính” với dịch bệnh.