Xây dựng mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông

Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, độ mặn từ 5 - 35‰. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng...
Từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2015, vừa qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Trà Vinh đã triển khai mô hình nuôi hàu treo giàn (bè) trên sông cho Tổ hợp tác nuôi hàu ở ấp Tân Khánh, xã Long Khánh, huyện Duyên Hải do anh Mai Văn Hưng làm chủ nhiệm.
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư hỗ trợ 30% giá trị làm bè diện tích 200m2, bề ngang 5m, dài 40m tương đương 60 triệu đồng; 100% chi phí tập huấn, tham quan, hội thảo.
Ước tính sau 18 tháng nuôi, với diện tích 200m2 thu trên 20 tấn hàu với giá hiện nay 15 ngàn đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí thu lợi nhuận trên 12 triệu đồng.
Giàn (bè) có thể sử dụng từ 5 - 7 năm.
Đây là đối tượng nuôi mới góp phần đa dạng hóa con nuôi, tận dụng mặt nước trên sông, đặc biệt là vùng ven sông của rừng ngập mặn giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 28-10, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) phối hợp với Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hỗ trợ giống cà phê vối lai TRS1 phục vụ tái canh cà phê cho các tỉnh Tây Nguyên.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) do tỉnh Vĩnh Long đầu tư, từng huyện cũng đồng loạt khuyến khích nông dân triển khai nhiều mô hình tương tự.

Thời gian qua, không ít nông dân trong tỉnh Bình Phước chạy theo phong trào chặt - trồng, trồng - chặt với ý định đón đầu những mặt hàng nông sản đang “thịnh”.

Do thiếu nước, cây lúa gieo vụ Mùa ở Phù Mỹ không trỗ nổi, nông dân đành cắt lúa... cho bò ăn.

Sau khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức cho phép thương mại hóa ngô biến đổi gen tại Việt Nam; được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.