Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.
Theo đó, Hội đồng này có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng đề cương chi tiết thực hiện đề tài, bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến mục tiêu của đề cương trong đề tài và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
Qua khảo sát, đề tài thể hiện các nội dung: Bồ câu Pháp là vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trong tỉnh Lâm Đồng; trong đó có thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Bồ câu giống Pháp sau khi mua về khoảng 5 - 6 tháng là có thể đẻ trứng; đây là loài bồ câu đẻ trứng quanh năm; mỗi một năm, một cặp bồ câu giống Pháp có thể đẻ từ 8 - 9 lứa; mỗi cặp bồ câu bố mẹ có thể sinh sản từ 5 - 7 năm.
Hiện giá của chim bồ câu Pháp khoảng 100.000 đồng/cặp chim thịt; bồ câu giống khoảng 300.000 - 350.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm

Đó là chia sẻ và cũng là tâm huyết của ông Liu Yi Sung - Phó Tổng giám đốc Công ty Grobest, một công ty sản xuất thức ăn cho tôm lớn tại Việt Nam và ông cũng là người đã có khoảng thời gian dài gắn bó với ngành thủy sản Việt Nam.

Hiện có nhiều thông tin trái chiều về hiệu quả cũng như tác hại của con tôm thẻ chân trắng. Thế nhưng, nhiều người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã thành công với con tôm thẻ chân trắng và xem đối tượng này như là cứu cánh của người nuôi tôm

Cỏ VA06 cho năng suất vô địch, có thể đạt 300-350tấn/năm/ha. Cỏ lại có chất lượng tốt, vì vậy, VA06 được khuyến cáo trồng ở khắp nơi. Đó sẽ là nguồn thức ăn thô xanh chủ yếu cho trâu bò và các loài động vật ăn cỏ khác.

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.