Xây Dựng Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Theo Hình Thức Công Nghiệp

Dự kiến, mô hình này sẽ được triển khai thực hiện tại địa bàn thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Hiện tại, UBND huyện Lạc Dương đã thành lập Hội đồng Xét duyệt đề cương đề tài “Xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp theo hình thức công nghiệp tại thị trấn Lạc Dương” gồm 7 thành viên.
Theo đó, Hội đồng này có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng đề cương chi tiết thực hiện đề tài, bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến mục tiêu của đề cương trong đề tài và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.
Qua khảo sát, đề tài thể hiện các nội dung: Bồ câu Pháp là vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của nhiều vùng trong tỉnh Lâm Đồng; trong đó có thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương. Bồ câu giống Pháp sau khi mua về khoảng 5 - 6 tháng là có thể đẻ trứng; đây là loài bồ câu đẻ trứng quanh năm; mỗi một năm, một cặp bồ câu giống Pháp có thể đẻ từ 8 - 9 lứa; mỗi cặp bồ câu bố mẹ có thể sinh sản từ 5 - 7 năm.
Hiện giá của chim bồ câu Pháp khoảng 100.000 đồng/cặp chim thịt; bồ câu giống khoảng 300.000 - 350.000 đồng/cặp 2 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.